Wednesday, November 10, 2010

Mạn đàm về Marxism và CNXH

Karl Marx xác nhận rằng Lịch Sử của Nhân Loại là “lịch sử của đấu tranh giai cấp” (history of class struggle). Đấu tranh giai cấp để gây nên những hoạt động và tiến bộ của xã hội. Từ thời cổ đại như mô hình La Mã (giai cấp quý tộc, hạ lưu và nô lệ), thời trung đại ở châu Âu (hầu tước, kẻ bộ hạ, giới chủ nhân – guild master, giới nông nô – serf) và thời cận đại thế kỷ 19 là tranh đấu giữa giới sư sản (bourgeoisie) và giới vô sản (proletariat). Giới tư sản phát triển là nhờ vào quyền lực chính trị và tài chánh thu vào từ kỹ nghệ sản xuất. Nhưng bành trướng kỹ nghệ đã khiến cho gia tăng giai cấp công nhân vô sản, họ là thành phần “cấp thấp” của xã hội. Do sự cạnh tranh trong giới tư sản nên dần dần tư sản lớn nuốt tư sản bé, và tư sản bé bị đưa vào tầng lớp vô sản khiến tầng lớp vô sản ngày càng đông đảo hơn. Khi kỹ nghệ sản xuất phát triển cũng đồng nghĩa là sản phẩm làm ra càng nhiều và dư thừa. Nhưng có điều giai cấp vô sản không thể mua chính sản phẩm của mình làm ra vì đồng lương ít ỏi. Từ đó sẽ có đấu tranh đòi tăng lương, dẫn đến xung đột và cuối cùng là các cuộc cách mạng. Giai cấp vô sản chiếm chính quyền, giải tán quyền tư hữu cá nhân. Nhà nước sẽ kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, ngân hàng, truyền thông … và giáo dục. Mọi người đều “quay về” thành một tầng lớp giai cấp gọi là “vô sản”, sẽ làm việc theo năng lực (có thể) nhưng chỉ hưởng lợi theo nhu cầu (được cho). Mác cho rằng XH vô sản là đỉnh cao của XH loài người, và đỉnh cao nhất là Cộng Sản Đại Đồng. Đó là nôm na về Mác (tất nhiên chuyên sâu phải đọc các tác phẩm như Dialectical Materialism, Das Kapital, Critique of Political Economy …)

Nhưng thực tế thì sao? Lịch sử đã chứng minh hoàn toàn ngược lại những tiên đoán của Marx. Sau khi Cộng Sản lan tràn nước Nga và khối Đông Âu, mô hình chính quyền mới dựng lên trở thành một mô hình cai trị chuyên chế. Giới đảng viên, công an đã dần dần chiếm lĩnh quyền hành trong xã hội, bóc lột và hưởng lợi một cách kín đáo nhờ tài tuyên truyền bịp bợm về công bằng, dân chủ, trong khi đó ngoài xã hội giai cấp công nhân, nông dân bị đói khổ và bị khai thác tàn tệ mà không được phép kêu than bởi vì mọi tổ chức xã hội do Đảng Cộng Sản độc quyền nắm giữ, mọi sinh hoạt xã hội do thành phần Công An canh chừng và theo dõi nghiêm ngặt. Giấc mơ và tiên đoán của Mác về giải phóng giai cấp công nhân tan tành bởi vì thực tế thì giai cấp công nhân vẫn tồn tại (điều tối quan trọng của học thuyết Mác là giải phóng cho giai cấp công nhân). Thực tế đã cho thấy giai cấp công nhân bị bóc lột vẫn không được giải phóng mà còn tồn tại đông đảo hơn trong xã hội Cộng Sản. Hơn nữa, có chăng, ngày trước họ làm việc cho các ông chủ tư bản thì bây giờ họ làm việc cho ông chủ nhà nước. Điều tệ hại là nếu ngày xưa họ có nhiều người chủ để chọn lựa, bây giờ thì chỉ còn một; nếu ngày xưa họ có thể lên tiếng đòi hỏi quyền lợi thì bây giờ, họ bị áp đặt và bị trừng trị thẳng tay; ngày xưa có sự cạnh tranh giữa các ông chủ tư bản để đưa ra các điều kiện tốt hơn cho công nhân, thì bây giờ ông chủ duy nhất này thỏa thê đặc quyền, đặc lợi. Giai cấp công nhân bây giờ phải làm việc hì hục, khai thác tài nguyên, và đóng thuế nặng cho tầng lớp đảng viên chia nhau hưởng thụ. Từ đó, một tầng lớp khác đã được thay thế còn hống hách và có nhiều quyền lực bóc lột hơn, mà hôm trước Dzu có nói là “tư bản đỏ”, hay tư bản đặc quyền. Trong khi xã hội tư bản kiểu cũ đã được biến đổi phù hợp để trở thành xã hội dân chủ, mọi người được hưởng tự do và cuộc sống sung túc phồn hoa thì ngược lại, xã hội cộng sản đích thực là một kiểu xã hội tư bản độc tài, bóc lột hà khắc hơn.

Marx cũng sai lầm rất nhiều về những tiên đoán biến đổi của lịch sử và xã hội. Theo Marx, các nước phát triễn kỹ nghệ và dân trí cao như Đức, Mỹ, Anh, Pháp … mới là nơi lý tưởng cho chủ nghĩa Cộng Sản bùng nổ. Thực tế đã chứng minh ngược lại, chủ nghĩa Cộng Sản đã không có cơ hội ở những nơi này mà nó được xuất nguồn từ các xứ bị Mác khinh rẻ như Nga, Trung Quốc, Đông Âu, Đông Dương (những nơi lạc hậu và người dân còn ngu tối).

Marx đặc hy vọng vào tình đoàn kết của giai cấp vô sản trên toàn thế giới để “tiêu diệt” tư bản, nhưng lịch sử lại một lần nữa chứng minh Mác sai. Giai cấp vô sản đã không đoàn kết mà còn thanh trừng lẫn nhau: chiến tranh giữa cộng sản Liên Xô và cộng sản Trung Quốc, chiến tranh giữa CS Việt Nam và CS Trung Quốc, Chiến tranh giữa CS Polpot (Khmer Đỏ) và CS Việt Nam … cũng như các cuộc xung đột giữa Liên Xô và các xứ cộng sản lân bang Albany, Nam Tư …

Về đạo lý, Marx còn cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ nhân dân, làm ngu dân” nên nhiều nhà xã hội học sau này cười nhạo Mác, cho Mác là một kẻ ngông, dám chà đạp lên nền đạo lý đã được chắc lọc hàng ngàn năm. Mác viết cuốn Duy Vật Biện Chứng (một cuốn sách mơ hồ, bị các nhà phê bình chê bai) để loại bỏ thuyết duy tâm. Mác cho các tôn giáo là ru ngủ mọi người, những gì mà Mác đả kích các tôn giáo thì sau này chính các đảng cộng sản tại các nước đã ru ngủ nhân dân bằng cách tuyên truyền đảng, biến đảng thành một thứ tôn giáo tối cao mà người dân trở thành những con chiên cuồng tín (tôn sùng chế độ), còn vị thánh của tôn giáo tối cao Cộng Sản không ai khác ngoài các lãnh tụ (Stallin, Mao Trạch Đông, Phildel Castro, Kim Châng Il, Hồ Chí Minh …) vân vân và vân vân ….

Những giấc mơ “đẹp đẽ” của Karl Marx về một thiên đường XHCN hoàn toàn tương phản với những gì mà lịch sử loài người đã phải cam chịu đối với chủ nghĩa này. Bất cứ nơi nào chủ nghĩa cộng sản đi qua là chiến tranh, giết chóc, chia rẽ dân tộc và hận thù triền miên. Mác có lẽ không ngờ rằng những kẻ “hậu bối” sau này lại áp dụng thuyết của ông một cách khủng khiếp đến vậy. Từ thời Lê Nin trở về sau, họ tuyên truyền Marxist hơn là một kiểu mẫu người mà Mác mong muốn, vì hầu hết điều là những nhà độc tài, bạo chúa chứ không phải là hình ảnh của một con người Cộng Sản. Sự tàn phá ghê ghớm nhất có lẽ là quốc tế Vô Sản Thứ 3, với chủ trương đấu tranh bạo lực đã gây nên cảnh giết chóc tang thương trên 100 triệu sinh mạng người ở chính các xứ sở Cộng Sản.

Chưa thấy cuộc cách mạng nào của Cộng Sản được coi là cách mạng nhung, tất cả điều cướp chính quyền bằng cơ hội, thủ đoạn và bạo lực. Vì thế, khi người ta nghe đến Cộng Sản là nghĩ ngay đến màu đỏ, là máu tanh. Cái giá thì rõ ràng quá khủng khiếp nhưng kết quả thì … chưa có dân tộc nào dính vào cộng sản được coi là hạnh phúc.

Marx viết ra những tư tưởng mà thực tế Mác đã dựa theo rất nhiều từ các nhà tư tưởng lớn trước đó như Adam Smith, Thomas Jefferson, David Ricardo, Benjamin Franklin, Georg Wilhelm Hegel … Có điều, tư tưởng của Marx đã thôi thúc bạo lực, gây nên đau khổ, hận thù, chết chóc hơn bất cứ một nhà tư tưởng nào khác. “Các Mác đích thực là lãnh tụ đại diện cho những kẻ không có gì trong công cuộc chống lại các kẻ có tài sản” như một ai đó đã nói. Karl Marx thôi thúc lòng tham vọng và ghen tuông về quyền lực, chủ trương phá bỏ nền đạo lý đương thời, bởi vì ông ta quá kiêu căng, nhiều ghen tức. Đại diện cho tầng lớp “không có gì để mất” và đấu tranh giai cấp bằng bạo lực, tạo một cơ sở cho giấc mơ của những kẻ cơ hội, chiếm đoạt.

Thế đó, Marxism và XHCN là như thế. Đó chỉ là những giấc mơ hoang đường tưởng chừng như đẹp đẽ nhưng cuối cùng chính dân tộc VN cũng phải gánh chịu bao tang thương suốt chiều dài từ khi có chủ nghĩa Cộng Sản du nhập vào.

Dzukaka

http://danlambao.wordpress.com/2010/11/09/d%C6%A1n-t%E1%BB%91-cao-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-c%C6%A1-quan-ca-c%E1%BB%A7a-ls-nguy%E1%BB%85n-th%E1%BB%8B-d%C6%B0%C6%A1ng-ha-v%E1%BB%A3-ts-cu-huy-ha-vu/

----------------------------------------------

Friday, November 5, 2010

Du sinh

Tôi có con gái mới đến Anh 3 tháng để làm Thạc Sỹ tại University Of Bristol. Trước đây con tôi học ở ĐH Ngoại Thương Hà Nội ( mới tốt nghiệp năm nay). Lực học của con tôi rất khá, mấy năm PTTH ở trường Am. Hà Nội đều là HS giỏi, và mấy năm ĐH đều là lớp phó phụ trác học tập. Chúng tôi đã cho con học tiếng Anh ngay từ khi vào ĐH, vì gia đình có điều kiện kinh tế, nên rất muốn con sau này sẽ đi du học Anh hoặc Mỹ, và con tôi được dành thời gian tối ưu và kinh tế tối đa, chỉ với mục đích là sẽ đi du học.
Sau khi tốt nghiệp ĐH với luận văn loại khá ( điểm 10 và còn đượ khen ngợi), con tôi yêu cầu tôi cho dồn thời gian và tiền bạc để thi bằng được tiếng Anh để đi Harward, mặc dù tôi khuyên là nên học trường vừa phải thôi ( vì tôi cũng quen nhiều người có con đã và đang du học khuyên như vậy), nhưng con tôi không nghe. Cuối cùng thi tiếng Anh hai lần không đủ điểm để đi Mỹ ( nghe đâu 7,2 hay 7,5 điểm). Con tôi được 2 trường của Anh mời học ( một trường ở Durham và trường thứ hai ở Bristol). Con tôi quyết định chọn trường Bristol, vì trường này nghe nói danh tiếng hơn. Trong thời gian chờ đi Anh, con gái tôi cứ than thở là, suốt 16 năm trời phấn đấu, bây giờ phải học ở Bristol, đó là một sự phí phạm trình độ. Riêng tôi thì mừng, vì biết con tôi sang Harward học, không sớm thì muộn cũng sẽ bị đuổi học vì không theo được.
Nhưng khi sang Anh thì sao? Con tôi không nghe được người Anh nói gì, tôi phải chi thêm tiền cho con tôi học khóa tiếng Anh của trường ( học 1 tháng, học phí 1310 bảng,ăn ở hết chừng ấy nữa, là con gái tôi ghi chi phí như thế). Nhưng sau khi vào học chính khóa, con tôi nói, không học được, không hiểu thầy giáo nói gì cả, và đang muốn tôi cho tiền học thêm một khoá tiếng Anh 1310 bảng nữa. Và nó nói, hàng tuần đều có thi, học rất căng thẳng, điểm thi đều không đạt yêu cầu, kể cả môn toán là môn sở trường của con tôi, điểm cũng thấp tệ hại..
Hiện tôi vừa sang Anh thăm con về được 1 tuần, tôi thấy, phần lớn du học sinh các nước bên đó đều như con tôi, tiếng Anh rất kém. Du học sinh nói với nhau thì hiểu nhau, nhưng người Anh nói thì không hiểu, vì tôi sống ở nước ngoài nhiều tôi biết, nói như mấy thầy giáo dạy tiếng Anh ở Hà Nội, không khác gì mấy ông tây nói tiếng Việt chưa sõi, sang đây thầy giáo nói vùn vụt như gió, nên không thể nghe giảng. Bạn tôi định cư ở Bristol, con gái anh ấy nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt, nhưng học 2 năm ĐH đành bỏ về đi làm Nails. Và tôi thấy nhiều ... nhiều du học sinh VN đang sống bất hợp pháp làm thuê bên đó. Tôi cũng rất lo cho con gái tôi, một HS từng tự hào là vào Harward mới xứng, vậy mà bây giờ đang loanh quanh không qua nổi bức tường Bristol.
Tôi kể hơi dài để NTA thấy được, việc được học dự bị là rất may mắn cho bạn, và bạn nên liên lạc với bạn Nguyễn thị Thanh Bình để được tư vấn thêm, lời chị ấy nói, tôi thấy hoàn toàn là đáng tin vì là người đã qua kinh nghiệm.
(Quang Hung )
------------------------------
Tôi thấy ý kiến của anh Chu Quan Hung đáng tham khảo. Luôn tiện để anh Hùng biết thêm, Bristol Uni cũng là một trường rất tốt tại Anh cũng thuộc nhóm Russell.
Con gái anh nên tự hào khi được học tại trường này. Mình là người nước ngoài, cho dù tiếng Anh giỏi thế nào đi nữa thì cũng không thể nào hội nhập ngay với người bản xứ được, cần phải mất nhiều thời gian đấy. Nhưng nếu quyết tâm học hỏi thì sẽ vượt qua. Nếu bạn có điều kiện kinh tế thì nên qua học dự bị một thời gian, sẽ giúp bạn hội nhập dễ dàng hơn khi vào học.
Hanh
--------------------------------------------------

Chia sẻ kinh nghiệm học ở Mỹ


Tùy mỗi ngành nghề và cách học của mỗi người, tuy nhiên tôi có một vài kinh nghiệm trong việc học ở Mỹ mà những năm ngồi ghế giảng đường ở Mỹ tôi đúc kết được. Xin được chia sẻ và cũng mong nhận được những chìa khóa khác ở các bạn là sinh viên đang học ở Mỹ như tôi.
Giáo dục ở Mỹ đòi hỏi cao, tuy khó nhưng không phải là không đạt được thành công. Muốn có được một tấm bằng bạn phải có trong tâm hai chữ kiên trì và siêng năng. Mà muốn có được hai đức tính này thì bạn phải có một động lực thúc đẩy mạnh mẽ là học vì tương lai của mình, học vì sợ đói nghèo (nếu như bạn nghĩ là học được thì học, không học vô cũng đâu có sao vì bố mẹ là đại gia, tiền bạc và danh tiếng có thừa sẽ bao bọc được bạn thì tôi miễn bàn với những trường hợp này). Bạn phải có sự quyết tâm cao độ để “chiến đấu” thì bạn mới chống chèo được.
Ở những năm đầu bạn sẽ vất vả về khả năng nghe của mình. Sinh viên Việt Nam chúng ta đa số viết khá nhưng nói và nghe không khá lắm. Cũng dễ hiểu vì bạn đang ở Mỹ sẽ nghe nhiều từ chuyên ngành, kiểu cách nói khác nhau, giáo viên người thì nói nhanh, rõ, người thì nói nhỏ, và sinh viên Mỹ thì nói nhanh lướt chữ dùng nhiều từ lóng nên bạn sẽ vất vả đấy. Khi đó quyển sách là người bạn vô cùng thân thiết, tôi thường đọc bài trước nắm được ý chính, vào lớp nghe giáo viên họ giảng chú ý cách phát âm những từ chuyên ngành, dùng từ của họ, do có đọc bài trước nên bạn sẽ có được vốn từ mới trong bài và sẽ hiểu được những ý phát triển mà giáo viên họ giảng. Nếu như vì một lý do nào đó bạn không đọc trước bài kịp thì ngồi nghe như “vịt nghe sấm” vậy, hoặc hiểu rất ít, thì bạn có thể dùng máy ghi âm ghi lại lời giáo viên nói (trường học họ cho phép). Tôi xin mở ngoặc nói riêng về khả năng sinh ngữ, một thời gian sau, bạn nghe quen, đến một lúc nào đó tỷ lệ phần trăm bạn nghe hiểu nhiều khi giáo viên nói là chuyện bình thường, nhưng khi bạn nghe hiểu hết được sinh viên Mỹ nói chuyện thì trình độ tiếng Anh của bạn lúc đó rất rất khá. Yên tâm đó là vấn đề thời gian sẽ luyện cái tai của bạn.
Sau khi tôi đọc xong bài thì tôi tự ngồi viết lại tất cả những kiến thức quan trọng mà tôi hiểu (take note). Và làm bài tập, thường thì giáo viên cho làm bài số chẵn (hoặc số lẽ) tôi thì làm tất cả, đôi khi chừa lại vài bài để đến gần ngày có exam thì làm để nhớ kiến thức. Khi làm xong bài tập tôi “nhìn lại” tất cả mọi kiến thức trong bài (điều này rất quan trọng), tự bản thân đặt ra những câu hỏi đại khái như là ý này nó sẽ móc xích với ý kia như thế nào, rồi tôi so sánh tất cả các quan điểm trong bài nêu ra, rút ra một cái móc xích ý chính. Vì kinh nghiệm cho tôi biết là nếu không “tổng duyệt” lại kiến thức thì khi làm test sự suy luận sẽ không chính xác. Những câu hỏi trong test hay đưa ra những quan điểm ngược với những cái mình học, rồi hay có sự so sánh, bắt chéo nhau của những kiến thức. Do đó nếu mình nắm vững được “cái sườn” của quan điểm thì khi bị hỏi “lắt léo” (tricky) tôi vẫn nhanh nhạy mà phán đoán đưa ra câu trả lời chính xác.
Và tôi đi kiếm những đề bài ôn tập mà giáo viên họ cho để sinh viên làm thử (nói nôm na là những đề thi thử). Bạn có thể lên internet đánh chủ đề (topic) kèm theo chữ exam hoặc test thì có vô số đề cho bạn luyện tập. Nó cũng lắt léo nhiều suy luận vô cùng, mức độ khó không thua kém gì đề bài giáo viên họ sẽ cho bạn. Các quyển sách học đều có in tên webside bạn vào đó họ có tóm tắt bài, các đề bài luyện tập... tha hồ mà bạn làm, rồi họ chấm điểm và sữa bài cho bạn, giảng giải cho bạn hiểu những câu bạn làm sai ngay tức khắc, rất là tiện lợi. Hoặc bạn vào những phòng Tutoring (nơi dạy kèm sinh viên), họ có để những bài luyện tập (test mẫu) và có đáp án. Quan trọng là bạn có thời gian và siêng năng hay không mà thôi. Kinh nghiệm tôi thấy là làm những bài test mẫu này rất bổ ích cho tôi, nó tập tôi suy luận, và kiểm tra tổng thể mình hiểu bài được bao nhiêu phần trăm, không hiều rõ phần nào thì xem lại. Khi bạn làm quen và nhuần nhuyễn với các luyện tập test thì tốc độ phân tích của bạn cũng tăng và bạn có thể đuổi kịp cái giới hạn thời gian làm bài.
Bên cạnh đó nếu như bạn không hiểu bài bạn có thề nhờ tutor (người dạy kèm) giúp bạn, không có tốn tiền và tất nhiên bạn có thể hỏi giáo viên. Đối với tôi mỗi buổi sáng sớm hoặc cuối giờ trưa, tôi thường ôm tập vở vào phòng giáo viên bộ môn hỏi bài là chuyện rất bình thường. Bạn đừng ngại ngùng về tiếng Anh của mình hoặc cũng đừng sĩ diện và mắc cỡ, phải mạnh dạn, vì giáo viên Mỹ họ rất là tốt, giúp bạn hết lòng, họ rất thích bạn hỏi, họ sẽ chăm chú nghe bạn nói cho dù tiếng Anh bạn không tốt, họ hiểu tất cả, vì họ quen rồi, họ đoán được ý bạn hỏi, và giáo viên họ sẽ dùng những từ ngữ vô cùng đơn giản, dễ hiểu để nói với bạn, hoặc viết ra, diễn tả ra cho đến khi nào bạn hiểu rõ được vấn đề thì mới thôi (nếu để ý bạn sẽ thấy nói chuyện với riêng bạn giáo viên họ dùng từ ngữ khác với họ nói với sinh viên Mỹ). Giáo viên không có chuyện xem đồng hồ thấy hết giờ làm việc là ngưng tiếp bạn (ngoại trừ những giờ họ có lớp), họ sẵn sàng phục vụ bạn như một thượng khách vậy, lúc nào cũng nở nụ cười với bạn, luôn mong bạn hiểu bài và pass lớp.
Khi học một lớp mới bạn nên ngồi kế hoặc kết thân với một sinh viên Mỹ, thường thì người lớn tuổi họ hoà đồng hiểu bạn nhiều hơn những sinh viên vừa xong trung học. Vì chơi với họ bạn có lợi nhiều thứ, tiếng Anh bạn khá lên, nhiều khi giáo viên viết tắt hoặc giảng nhanh quá bạn ghi không kịp bạn có thể xem hoặc hỏi người bên cạnh. Nhiều sinh viên Mỹ họ giúp bạn tất cả, ngoại trừ bạn không được copy bài test của họ mà thôi. Nhiều sinh viên Việt Nam học theo nhóm với nhau, giúp nhau hiểu bài và thảo luận cũng rất tốt (nhưng nhớ là theo hướng tích cực nhé).
Khi làm bài test, exam bạn cố gắng đừng căng thẳng, nếu gặp nhiều câu khó chớ có mất bình tĩnh, và luôn nghĩa rằng tất cả có trong sách, không bao giờ giáo viên họ bắt bí mình cả, ráng phân tích, nhớ kiến thức và làm bài. Nếu bạn gặp trong một đề bài có những câu dạng điền từ vào chỗ trống (nếu họ cho vài từ để chọn thì dễ), nhưng sẽ có nhiều giáo viên không cho từ nào bạn phải suy nghĩ từ mà điền vào thì lúc đó chớ mất tinh thần, cố gắng suy nghĩ tìm từ điền vào, nếu cảm thấy quá sức thì đừng tập trung vào nó mà tập trung vào làm những phần khác cho thật đúng để gỡ điểm. Nói thật cái dạng điền từ vào chỗ trống đến giờ vẫn là “kẻ thù muôn kiếp” của tôi và nhiều bạn sinh viên cũng e ngại nó lắm. Cho nên ai nói là học ở Mỹ là dễ? Đủ thứ biến hoá của đề bài test, bạn sẽ “tơi tả” không thể nào tưởng tượng nổi, nhưng phải cố lên mà thôi.
Thường thì một giờ học trên lớp thì đi kèm với 3 giờ học ở nhà, vì phải đọc sách rồi làm bài tập rất nhiều, có khi phải nghiên cứu đề tài, tìm tư liệu, mà một khóa học lấy 3 lớp, nên thời gian đôi khi không đủ để mà học.Mà sách giáo khoa thì thay đổi cải cách liên tục. Một quyển sách lâu lắm là hai năm thay đổi, nhưng đại đa số giáo trình 6 tháng là thay đổi rồi, vì người Mỹ luôn cập nhập những cái mới và cải tiến. Cho nên bạn sẽ tiếp cận những kiến thức mới liên tục đến “chóng mặt”.
Khoảng 3 tuần đầu của khóa học, do chưa quen cách dạy của giáo viên, cũng như đọc sách có nhiều từ mới chuyên ngành của một kiến thức mới nên đọc sẽ chậm, vì vậy mà điểm số đầu khóa của bạn thường thấp, nhưng bạn đừng nản lòng, đến tuần thứ 5 trở đi là thời gian chạy nước rút để gỡ điểm (vì lúc này đã quen với cách học). Và nếu mà môn nào bạn không được điểm cao thì cũng chớ có mất ý chí, vì “không phải ngày nào cũng có nắng đẹp cả”, một hai môn hoặc vài cái test bị điểm C hay D có khi là F không đủ sức “phá sản” việc học của bạn. Hãy luôn tự nhủ là sẽ học tốt những môn còn lại để kéo điểm qua.
Tôi học chung với nhiều du học sinh Việt Nam. Khi mới sang các bạn cũng hay tự đề cao mình là học sinh giỏi, xuất sắc (tuổi trẻ 8x, 9x mà) và các bạn có nhiều hoài bão, lý tưởng rất cao (tất nhiên là rất tốt), nhưng khi “chạm tay” vào các test, exam thì “bật ngửa”, bạn nào có nhiều kỳ vọng thì thất vọng cũng không ít. Và cũng có bạn tự mãn nguyện ,”hoan hỉ” là mình học giỏi hơn Mỹ. Trường cao đẳng cộng đồng là đủ mọi thành phần sinh viên lớn tuổi có, lười học có, trung bình... Nếu bạn so sánh mình với những sinh viên Mỹ lười học thì tất nhiên bạn hơn họ rồi. Nhưng khi vào đại học, ở vạch xuất phát toàn là “ngưạ chiến” cả thì trên đường đua những bạn nào sớm tự mãn là người “ngã ngựa” đầu tiên, các du học sinh ở lâu đều biết chuyện này. Cũng có những bạn là giỏi thuộc loại “vàng thiệt” đấy, các bạn cũng có những ngày thức đến qua nữa đêm để làm bài, hoặc là những đêm bạn trằn trọc ngủ không yên vì chợt phát hiện cái đề bài lúc sáng nó “đánh lừa mình về câu chữ” mà mình sẽ bị mất điểm, hoặc “tức mình muốn điên lên” vì mình biết làm mà không đủ giờ làm bài, và có những bữa cơm ăn không ngon vì lo lắng sắp có test.
Bên cạnh đó tôi chỉ muốn đưa ra cái nhìn của mình về nền giáo dục của Mỹ là một ngọn núi cao không có đỉnh, sự học là vô hạng. Đôi lúc bạn sẽ gặp những cái exam quá sức của bạn, vì giáo dục Mỹ muốn cho bạn khám phá và phát triển khả năng của bạn hết mức mà bạn có. Tất nhiên cũng có những quy định đòi hỏi khả năng của bạn đến đâu thì sẽ đạt tiêu chuẩn họ cấp bằng cho bạn. Tôi ví von rằng nếu bạn trèo lên ngọn núi đó được 200 mét thì bạn được bằng một năm, trèo được 600 mét thì tốt nghiệp đại học. Cho nên tôi muốn nhắn nhủ với các bạn du học sinh một điều là các bạn phải biết “lượng sức mình”. Nếu bạn học nửa đường mà thấy quá sức thì nên chuyển sang học chương trình lấy bằng hai năm (A A), nếu mà sức học đuối quá thì lấy bằng một năm, chẳng sao cả vì chẳng ai cười chê mình hết. Đâu phải chỉ có vào đại học là con đường thành công duy nhất đâu.
Nên nhớ rằng trong chương trình transfer có 80% lớp học của chương trình lấy bằng 1 và 2 năm, bạn học thêm vài lớp nữa của chương trình 2 năm là bạn có bằng rồi. Vì tôi thấy rất nhiều bạn du học sinh học không nổi, họ biết chắc là sức học của mình không đủ diểm để transfer nhưng cứ phải lao theo, vì sức ép của phụ huynh ở Việt Nam, là khi đi du học là phải lấy được bằng đại học. Tội nghiệp lắm các bạn ơi! Những du học sinh này vì sức ép, vì “sĩ diện” mà họ cứ “thường trú” ở các trường cao đẳng cộng đồng, học điểm thấp bị tiểu bang này không cho học, nhưng vì vẫn còn thời hạn visa nên đi qua tiểu bang khác học lại, rồi lên cao lên không nổi rồi lại đi tiểu bang khác. Cho nên có nhiều bạn ở Mỹ 4 năm mà vẫn “lang thang” ở cao đẳng cộng đồng và cuối cùng về nước. Hoặc có những bạn học ngành này thấy khó quá, vào chuyên ngành là bị “bật ra” liền thay đổi ngành khác, nhưng ngành nào cũng vậy, cũng có cái khó riêng của nó, và các bạn lại “lang thang” tiếp. Vì vậy các phu huynh khi thấy con mình học ở cao đẳng cộng đồng 3 năm rồi mà không thấy được vào trường đại học, hoặc cứ di chuyển chỗ ở liên tục thì phải xem điểm số con mình có vấn đề.
Tóm lại khi bạn có tấm bằng trong tay bạn sẽ thấy rất tự hào là bạn đã “chiến thắng được bản thân mình”, bằng 1-2-4 năm đó là niềm tự hào của bạn. Còn những bạn mê chơi hơn mê học, những “cậu ấm cô chiêu” hoặc “những kẻ gian lận” thì hãy suy nghĩ lại xin đừng đánh mất giá trị tuổi trẻ của mình.
Cuối cùng tôi xin chia sẻ một câu chuyện ngắn: trong một buổi chúng tôi nói chuyện với một vài người Mỹ, một sinh viên Việt Nam nói là người Việt Nam rất thông minh và giỏi, một người Mỹ liền nói lại là “Bạn nói người Việt Nam thông minh, vậy người Việt Nam có những phát minh gì giúp ít cho nhân loại chưa? Nước bạn có chế được xe hơi, máy bay, về công nghệ thông tin bạn có sáng chế được những thành tựu nào?” Tôi nghe họ nói vậy cũng thấy “chạm tự ái dân tộc lắm”. Bạn sinh viên Mỹ ấy không có ý đả kích Việt Nam vì bạn ấy nói tiếp “Tôi biết các bạn rất chăm chỉ, cần cù, sinh viên Việt Nam nhiều bạn cũng thông minh, tiếc rằng các bạn không được trao dồi phát huy hết khả năng của các bạn. Tôi hy vọng rằng những gì các bạn học được ở Mỹ sẽ giúp các bạn phát triển đất nước các bạn hơn” .
Các bạn thấy đó người nước ngoài họ chỉ nhìn thực tế vào sự phát triển đất nước Việt Nam. Giáo dục Việt Nam đào tạo con người giỏi mà giỏi ở mức độ nào? Còn giáo dục Mỹ họ đào tạo nhân tài phải giỏi ở mức độ nào? Hai cái mức (level) giỏi này chất lượng có ngang nhau không? Tôi cũng không dám chối bỏ những công ơn mà các thấy cô đã dạy tôi ở Việt Nam. Tôi biết cũng có nhiều giáo viên có nhiều tâm huyết với nghề, nhưng họ lại bị vướng vào cơ chế... Và cái gì mình sai thì mình phải sửa, cái gì mình không biết thì mình phải học, học cái hay cái giỏi của người khác để phát triển hoàn thiện cho mình.
Bạn nghĩ là làm giáo sư dạy đại học ở Mỹ sẽ sung sướng lắm sao? Họ cũng chiến đấu với kiến thức gian nan lắm, một năm phải thuyết trình 3 lần trước hội đồng khoa về 3 cái đề tài mới họ nghiên cứu, nếu không thuyết phục được hội đồng khoa họ sẽ tạm nghỉ việc. Vì kiến thức của sinh viên cũng rất to lớn, có những lúc sinh viên trình bày quan điểm giáo sư cũng không có câu trả lời, và giáo sư phải nghiên cứu. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi ở đại học nhiều vị giáo sư nói là “khi nào tôi học được gì ở người sinh viên thì tôi mới cho họ điểm A”. Ngồi ở cao đẳng cộng đồng bạn có thể lấy A dễ nhưng khi lên đại học thì giáo sư họ cho điểm chặt lắm, đòi hỏi bạn cao hơn.
Còn lớp người sống ở Mỹ sau khi bước ra khỏi cánh cổng trường học, không phải sự nghiệp “học” của họ là chấm hết, ngược lại còn căng thẳng hơn, những kỹ sư, bác sĩ... phải luôn học hỏi nghiên cứu với những kỹ thuật mới (technology), những căn bệnh lạ… vì nếu họ không đáp ứng được những nhu cầu xã hội thì họ cũng sẽ bị đào thải. Như tôi đây tháng 3/2011 sẽ ra trường, trong vòng một năm mà không kiếm được việc làm thì cái bằng đại học xem như bỏ, vì xã hội Mỹ họ lập luận rằng “văn ôn võ luyện” bạn không tiếp xúc, không làm nghề một năm thì kiến thức của bạn bị mai một rồi, bạn quên nghề rồi. Và tôi phải kiếm đường học lên tiếp để cái bằng của mình có giá trị về mặt nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhưng đi học hoài thì lấy tiền đâu mà sinh sống. Bạn thấy không từng nhân tố nhỏ nhất sống ở Mỹ đều phải vận động không ngừng.
Những gì các bạn du học sinh trải qua trong học tập tôi cũng từng trải qua. Tôi không hề có ác cảm với các du học sinh Việt Nam. Tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các bạn đi sau không bị “sập hầm, sập hố” và lường trước được những khó khăn các bạn sẽ gặp phải và các bạn có tinh thần “chuẩn bị để chiến đấu”. Bởi vì người học sau sẽ phải học vất vả hơn người học trước, vì bạn phải học những gì tiến bộ của những năm qua và từ đó tiếp tục cải cách phát triển nó.
Và các bạn luôn nhớ rằng sự suy luận sáng tạo là thương hiệu của nền giáo dục Mỹ. Người Mỹ sẽ luôn bảo vệ cái thương hiệu đó, cho nên trong sự học sẽ đòi hỏi bạn vất vả đó. Chủ ý tôi viết nhiều sự khó khăn, vất vả trong việc học, ít khi viết ca tụng du học hoặc những ý “lên dây cóp” tinh thần du học sinh là vì tôi nghĩ “có dám nhìn thấy và dấn thân chiến đấu với những khó khăn thì con người mới trưởng thành” . Còn những bạn thấy khó khăn nhiều quá quyết định không “bước vào trận chiến”. Ồ! Ý chí các bạn ở đâu rồi “chưa lâm trận đã buông súng rồi sao”, các bạn cứ thử bước vào thì sẽ khám phá bản thân mình nhiều thứ lắm.
Xin mọi người hãy nhìn các khía cạnh của những vấn đề khi so sánh ở tính chất là xây dựng lẫn nhau để cùng tiến, chứ không phải tôi viết ở mục đích là “kể tội”, “tự đề cao mình”, “ca tụng Mỹ”, hoặc là phải “hơn thua”, “đả phá công kích”, tất cả mọi vấn đề đều có những mặt trái của nó, không ai là hoàn mỹ cả. Chúng ta đang đi tìm một chân lý để bước lên sự cải tiến, văn minh được lấy từ yếu tố giáo dục làm nền tảng. Xã hội Việt Nam phát triển, “nhà nhà du học”, hy vọng qua chuỗi bài viết của tôi giúp các bạn sinh viên cũng như phụ huynh mường tượng được phần nào về “thương hiệu” nền giáo dục của Mỹ, và cách học cách sống của du học sinh.
Quay trở lại câu chuyện, sau khi bạn sinh viên Mỹ ấy nói, một du học sinh Việt Nam khác liền trả lời “Tôi biết mình chỉ là một con cá bé, nhưng con cá bé này sẽ ngày một lớn nhanh, và sẽ ngang hàng với con cá lớn”, và sinh viên Mỹ ấy cười nói “I hope so” (hy vọng là vậy). Vâng! Tôi chúc các bạn du học sinh luôn có nhiều ý chí và thành công trên con đường học vấn, khi các bạn quay về Việt Nam sẽ cùng với các bạn trong nước đưa Việt Nam mình ngày một tiến nhanh hơn nữa.
--------------------------------------------------
Cách dạy trong trường học Mỹ
Ảnh minh họa bloom.edu.
Chương trình học ở Mỹ vô cùng khó khăn và nặng nề. Nếu bạn học 10 tín chỉ (tức là 2 lớp) bạn đọc ít nhất hai quyển sách trung bình 700 trang, đọc phải hiểu kỹ và phải nhớ và phải làm vô số bài tập nữa.
Vì tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ cho nên dù bạn khá Anh văn nhưng bạn vẫn phải dò từ điển liên tục, có khi một trang sách bạn đọc cả một tiếng mới hiểu, và bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu được cặn kẽ. Mà bài học, kiến thức mới thì liên tục, có khi bạn chưa hiểu bài thì đã thấy test rồi, bài nào cũng test, tuần nào cũng có test.
Các loại test ở trường Mỹ thì tuỳ giáo viên quy định, có những giáo viên có pop quiz (giống như kiểm tra 15 phút ở Việt Nam mình). Tất nhiên những test này không được báo trước, thường thì bạn phải trả lời những câu hỏi giáo viên đưa ra trong vòng 5, 10 hoặc 15 phút. Bên cạnh đó mỗi bài học đều có những quiz test. Thường thì giáo viên họ đăng lên mạng, bạn làm trên máy tính ở mọi nơi. Bạn sẽ ngạc nhiên vì đã là test online thì bạn được phép về nhà làm và có thể mở sách ra xem. Nhưng loại test này không dễ dàng bao giờ, bạn càng mở sách ra đọc dò tìm câu trả lời bạn càng có nguy cơ lấy điểm 0. Vì sao? Quy định chung của giáo dục của Mỹ là suy luận, tức là bạn phải nắm thật rõ kiến thức và từ kiến thức bạn đã học bạn sẽ suy luận ra vấn đề thực tế. Có nhiều câu hỏi khi đọc lên bạn chẳng thấy trong bài học đâu cả, nhưng bạn phải đọc kỹ và suy luận áp dụng kiến thức đã học và tìm được câu trả lời.
Thường thì những test dạng trắc nghiệm (bạn chọn câu trả lời A, hay B, C, D), có nhiều câu trả lời gần như đánh lừa bạn về câu chữ, kiến thức (chúng tôi hay gọi là cheat), nó lắt léo vô cùng. Giáo viên Mỹ không bao giờ ra câu hỏi đại khái như là: hãy viết định nghĩa này, công thức kia… giống giáo viên Việt Nam. Ở Việt Nam bạn chỉ thuộc bài và viết lý thuyết đúng như trong sách học là lấy điểm dễ dàng. Ở Mỹ không bao giờ làm bài như vậy cả, cho nên cho dù bạn hiểu bài đó, bạn thuộc bài đó nhưng chưa chắc gì bạn làm bài được vì bạn cần phải có óc suy luận. Mà đa số cách giáo dục ở Việt Nam là lý thuyết, ít có sự suy luận nên du học sinh Việt Nam rất khó khăn trên con đường thành công về học vấn ở Mỹ. Và khi bạn làm bài trên mạng thì thời gian chỉ có hạn, thường thì một câu là 1 phút 30 giây, hoặc 2 phút, nhưng nếu thời gian càng dài thì bạn đừng mừng vội vì câu hỏi càng khó, cho nên bạn không có thời gian để mở sách ra xem đâu (mặc dù chẳng ai biết).
Loại test cuối cùng là exam, tùy bộ môn và giáo viên, có lớp có 4- 5 exam, hoặc có lớp có 2 exam, bạn phải làm tại lớp (giống như kiểm tra một tiết ở Việt Nam). Đề bài cũng toàn là phải suy luận, và 55 phút bạn phải trả lời 45 hoặc 50 câu hỏi. Càng nhiều exam thì bạn càng có lợi, vì bạn có cơ hội gỡ điểm cho những bài bạn làm không tốt. Nhưng nếu chỉ có 2 exam trong một môn thì bạn phải rất cẩn thận vì không có cơ hội gỡ điểm nhiều. Vì nếu chẳng may bạn không khỏe, hay bạn mất tinh thần làm bài không tốt, thì xem như bạn tiêu rồi, vì thang điểm exam này rất cao, quyết định 70% kết quả học của bạn. Có những giáo viên cộng thêm điểm homework, điểm hiện diện của bạn trên lớp, nhưng cuối cùng điểm exam vẫn xác định chủ yếu trong điểm số cuối cùng của bạn.
Bên cạnh đó có một số giáo viên yêu cầu bạn phải nộp cả giấy nháp làm bài cho họ, hoặc khi bạn viết bài luận văn bạn phải giữ lại bài nháp và nộp cho giáo viên (nếu họ yêu cầu). Vì giáo viên họ muốn biết đích xác là chính bạn làm hay không, hay bạn copy, mặc dầu thường thường khi ra đề exam trên lớp là có đề 1, đề 2 cho hai người ngồi kế nhau. Bạn thấy không giáo viên họ cẩn thận như vậy đó, nhưng đại đa số sinh viên Mỹ họ rất có ý thức, không bao giờ họ copy hoặc hỏi bài khi làm test, không biết làm họ nộp giấy trắng. Bạn nên nhớ rằng nếu bạn có hành vi gian lận thì ngay lập tức bạn bị đuổi ra khỏi trường và sẽ không trường học nào ở Mỹ nhận bạn vào học cả, dù chỉ một lần bạn gian lận.
Điểm số ở trường học Mỹ họ quy định là 70% bạn được C, 80% bạn được B-, và 90% được A-. Có những trường điểm trung bình 80% bạn được C. Nhưng nếu bạn học mà được C hoài thì xem như bạn không đủ điểm để transfer, thường thì GPA (điểm trung bình cộng tất cả các môn) của bạn phải ít nhất là 3,5 (tức là từng môn học đạt ít nhất là 85% đạt B trở lên) thì bạn mới có hy vọng được trường đại học nhận. Bạn thấy đó điểm số trung bình là C (tức điểm 7 tính trên hệ số 10) thì bạn pass lớp, nhưng bạn sẽ không được vào đại học, trong khi điểm trung bình ở Việt Nam là 5 điểm, điểm 7 xem như là khá. Do đó nếu một học sinh hay sinh viên Việt Nam có đạt loại giỏi ở Việt Nam cũng chưa chắc gì học tốt ở Mỹ.
Điểm số thì khắt khe, quy tắc giảng dạy thì đòi hỏi phải tư duy, cho nên áp lực đè nặng lên du học sinh rất nhiều. Khi bạn mới đến Mỹ học các lớp Anh văn rồi toán, bạn sẽ không thấy hết cái sự khó khăn trên, chỉ khi nào bạn vào những môn khác thì bạn sẽ thật sự cảm thấy là “nuốt không vô”. Chúng tôi thường nói với những du học sinh mới sang học là “học chừng hai khóa thôi thì thấy xanh mặt mày liền”, bao nhiêu mơ ước về học bổng về sự tiến xa hơn đều tiêu tan, sự chán nản sẽ dâng trào.
Nhưng tất cả mọi cánh cửa đều có chìa khóa để mở, và các vấn đề đều có cách giải quyết nhưng quan trọng là theo hướng tích cực hay tiêu cực tùy mỗi người chọn. Ý tôi muốn nói có những bí quyết giúp bạn thành công vượt qua những đòi hỏi cao của trường học Mỹ và bạn đĩnh đạc tiến thẳng vào đại học. Nhưng cũng có những mánh khoé gian lận mà du học sinh Việt Nam áp dụng để về đến đích, nhưng cái gì thật sự không có thực lực thì cuối cùng sẽ bị đào thải mà thôi, có khi bạn sẽ trả giá cho sự gian lận của mình. Nên nhớ rằng giáo dục ở Mỹ đánh giá rất rõ về khả năng thật sự của bạn. Các cánh cửa trường luôn mở rộng chào đón bạn, nhưng có mấy ai đi ra được với tấm bằng cấp trên tay, dù bạn có gian lận thì cũng không đạt được gì cả.
Mèo Con
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2010/11/3BA22EA3/
-------------------------------------------------

Đại học ở Mỹ khác Việt Nam như thế nào?

Ảnh minh họa google.

Có thể nói rằng sự khác nhau giữa giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam bắt nguồn từ sự khác nhau giữa chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc từ châu Âu trong văn hóa Mỹ và chủ nghĩa tập thể ảnh hưởng từ đạo Khổng Nho trong văn hóa Việt.

So với tổng số khoảng 4,7 triệu học sinh phổ thông và sinh viên các trường Đại học và Cao Đẳng ở nước ta hiện nay thì số lượng khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam tại các cơ sở đào tạo nước ngoài (trong đó ở Australia có 15.000, ở Mỹ có 13.000, và ở Pháp có 7.000) chỉ chiếm một tỉ lệ khá thấp. Mỹ là nước thứ hai trên thế giới có số du học sinh Việt Nam theo học nhiều nhất. Năm 2009, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 9 trên thế giới về số lượng du học sinh tại Mỹ.
1. Hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ dân chủ và tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Tôi có những buổi học 4 môn liên tục từ 11 giờ trưa tới 5 giờ chiều mà chỉ được nghỉ 15 phút để chạy từ giảng đường này sang giảng đường khác, ăn đồ ăn nhanh ở trong lớp thường là giải pháp cho các bữa trưa của tôi. Không những được phép ăn uống, mà tôi còn có thể nhắn tin bằng di động hay dùng máy tính xách tay trong lớp. Không có chuyện giáo sư gọi sinh viên trả lời như một điều trừng phạt khi sinh viên đang suy nghĩ đâu đó. Sinh viên chúng tôi được tranh luận thẳng thắn mà không bị đánh giá thái độ mỗi khi phản bác ý kiến của thầy cô.
Một điều hết sức bình thường ở Mỹ là giáo sư vui vẻ cảm ơn mỗi khi sinh viên chỉ ra điểm sai trong bài giảng. Tôi thậm chí có lần còn được cộng điểm vì chỉ ra được những lỗi như thế. Thế mới hiểu tại sao sinh viên Mỹ có phong cách rất tự tin, vì họ nhận được sự khuyến khích thực sự từ các thầy cô mỗi khi phát biểu, ngay cả việc yêu cầu giáo sư nhắc lại câu vừa mới nói. Ngoài giờ học chính thức, các giáo sư thường dành khoảng 2- 4 tiếng mỗi tuần để sinh viên có thể dễ dàng tới trao đổi hay giải đáp thắc mắc ở văn phòng riêng của họ. Sinh viên cũng có thể học qua gia sư của từng môn học. Đây là những bạn học sinh giỏi của các lớp trước được nhà trường thuê và trả lương khoảng $9/giờ, 10 giờ một tuần.
Một điều khác làm cho nhiều du học sinh bỡ ngỡ đó là không có sự phân biệt về tuổi tác trong lớp học. Tôi có cậu bạn học cùng lớp tiếng Anh trong kỳ đầu tiên 28 tuổi và có những bạn trong lớp năm thứ ba nếu so về số tuổi có lẽ nhiều gấp đôi của tôi. Ngay cả học sinh cấp ba ở Mỹ cũng không tuân theo chuẩn mực đứng lên chào khi thầy cô bước vào và ra khỏi lớp. Sinh viên được nhận kết quả thi tuyệt đối riêng tư. Nếu không hỏi nhau thì bạn bè không ai biết kết quả của ai. Việc học là cho mình chứ không phải học vì nỗi sợ bị bạn bè đánh giá. Ở Mỹ, phụ huynh chỉ có quyền biết điểm của con mình nếu như họ là người đóng tiền học cho con họ.

2. Chương trình học ở đại học Mỹ linh hoạt hơn ở ta. Sinh viên được chọn môn, chọn thầy, và chọn giờ học theo ý mình. Tôi có một cô bạn nhà ở cách trường một tiếng lái xe nên học dồn tất cả các lớp học vào ba ngày đầu tuần. Tôi đã từng bất ngờ khi cô giáo hỏi có những ai đi làm thêm trong giảng đường hơn 200 sinh viên năm thứ nhất, thì có tới 3/4 lớp tôi giơ tay lên. Thậm chí, tôi có cô bạn vừa đi học 5 môn một kỳ vừa đi làm 32 tiếng một tuần.
Mặc dù học sinh phải đăng ký ngành học ngay từ khi vào trường, nhưng sinh viên có thể thay đổi ngành học trong hai năm đầu mà hầu như không ảnh hưởng đến thời gian tốt nghiệp. Sinh viên chọn ngành Văn học vẫn có thể chuyển sang nghành Kiểm toán chẳng hạn. Trong 2 năm đầu tiên, hầu hết chương trình của các ngành đều giống nhau. Tất cả sinh viên bất kể chuyên ngành nào, dù Kiểm toán hay Văn học, đều phải hoàn tất chương trình cơ bản trong hai năm đầu với nhiều môn trên nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh), khoa học xã hội (Lịch sử, Xã hội học, Chính trị), Tiếng Anh (học lối viết trong nghiên cứu), đến các lớp như Âm nhạc hay Sân khấu. Đương nhiên là sinh viên được quyền chọn môn học mình yêu thích trong số những nhóm môn ấy. Chương trình đại học được thiết kế trong vòng 4 năm, nhưng vì học theo tín chỉ nên sinh viên có thể học nhiều lớp trong hai kỳ chính cũng như có thể học cả ba kỳ hè để rút ngắn thời gian học.
3. Về cách dạy ở trường đại học Mỹ, không bao giờ có tình trạng thầy đọc trò chép. Thầy cô trình chiếu bài giảng hoặc phát bài rồi nói về những vấn đề đó. Những điều cần giải thích thêm thầy cô mới ghi lên bảng. Sinh viên có thể lên website của thầy cô xem lại bài trình chiếu để bổ trợ trong quá trình tự học. Thời khóa biểu được phát đầu kỳ, và các bài giảng cứ thế răm rắp tuân thủ theo từ tuần đầu tiên đến tuần cuối cùng. Và đặc biệt các giáo sư rất đúng giờ, hầu như họ đều vào lớp trước giờ học, khó có thể tìm được buổi học nào mà thầy cô lên lớp muộn, dù là chỉ một phút.
4. Điều khác biệt nữa là cách thức đánh giá sinh viên. Ở Mỹ trong một kỳ, một sinh viên thông thường học 5 môn. Mỗi môn có từ 3 đến 6 bài kiểm tra, với phần trăm điểm được phân bố. Kỳ vừa rồi với 5 lớp học, tuần nào tôi cũng có ít nhất một bài kiểm tra như thế, có tuần có tới 4 bài kiểm tra, bài viết phải nộp, và bài thuyết trình trên lớp. Còn ở Việt Nam, nếu như không có kiểm tra giữa kỳ thì chỉ có duy nhất một bài kiểm tra cuối kỳ. Như vậy là sinh viên ở Mỹ phải học liên tục, chứ không như ở Việt Nam, lịch thi tạo điều kiện cho sinh viên có thể thong dong đầu kỳ rồi cuối kỳ học gấp rút trong vài ba ngày cho bài thi cuối kỳ rồi cũng xong. Và tất nhiên, kiến thức được xây dựng từ bài cơ bản đến bài nâng cao như mưa dầm thấm đất, sinh viên sẽ nắm được vấn đề một cách chắc chắn.
Hơn nữa, ngoài các bài kiểm tra, có môn tôi còn phải làm bài trắc nghiệm trong vòng 15 phút trên mạng hàng tuần. Hay có lớp cứ hai tuần có một bài về nhà trên mạng, tôi lại phải dành ra khoảng 4 tiếng để hoàn thành 30-50 câu hỏi trắc nghiệm. Học ở Mỹ, tôi phải viết rất nhiều. Nhiều khi tôi phải tự tìm chủ đề và tìm tài liệu tham khảo trong thư viện. Có những bài dài đến gần 30 trang. Đặc biệt, sinh viên có thể bị đánh trượt nếu phạm lỗi đạo văn, dù chỉ là lỗi sao chép trong một bài luận.
5. Ở Mỹ mỗi trường đại học có cả hàng chục đến cả trăm hội sinh viên chứ không phải mỗi trường chỉ có một vài hội sinh viên như ở Việt Nam. Nếu sinh viên muốn tham gia tình nguyện thì có thể tham gia chương trình tình nguyện của rất nhiều câu lạc bộ sinh viên. Có câu lạc bộ về chuyên nghành (như Tài chính, Kiểm toán, Kinh tế học, Hóa học, Công nghệ thông tin), về văn hóa (hội sinh viên các quốc gia và vùng lãnh thổ), hay về giải trí (Nhiếp ảnh, Bóng bàn, Cờ vua). Bên cạnh đó có rất nhiều lớp học ngoại khóa (Yoga, nhảy Latin).
Hoạt động của các câu lạc bộ trong trường đại học Mỹ rất năng động. Tham gia hoạt động ngoại khóa giúp tôi học hỏi nhiều điều trong cách giao tiếp. Năm ngoái, tôi từng được gặp thị trưởng thành phố tôi đang học trong một buổi trò chuyện do hội sinh viên nghành Tài chính của trường tổ chức. Mới cách đây 2 tuần, tôi lại cùng với thành viên hội này được đến thăm quan chi nhánh ngân hàng Frost National Bank ở trung tâm thành phố của tôi. Trong buổi đó, chúng tôi được giao lưu với chủ tịch, phó chủ tịch, cũng như nhiều trưởng các bộ phận trong ngân hàng như đầu tư, tín dụng, và quỹ. Thậm chí, sau khi qua hai lớp cửa an toàn, những sinh viên chúng tôi còn được tận mắt nhìn thấy kho tiền của ngân hàng.
Nói thêm về chuyến tham quan này, tôi là thành viên trong ban quản trị của hội và là người chịu trách nhiệm tổ chức buổi thăm quan này. Một lần tình cờ khi nói chuyện với giáo sư, tôi đề đạt nguyện vọng của hội muốn tìm hiểu cách thức hoạt động của một ngân hàng trong thành phố, thầy tôi vui vẻ mở facebook của thầy và gửi tin nhắn cho một sinh viên cũ của thầy đang làm việc tại ngân hàng. Vài tuần sau đó, sau cuộc gọi điện của thầy tôi, chỉ hai ngày sau anh sinh viên cũ gửi chương trình buổi thăm quan kèm theo ngày giờ cụ thể qua thư điện tử cho tôi. Sự nhiệt tình của thầy tôi, tinh thần trách nhiệm của anh sinh viên cũ của thầy, và sự thân thiện của các nhân viên trong ngân hàng đã khiến tôi, một sinh viên quốc tế, không khỏi ngỡ ngàng.
Sau chuyến thăm quan ngân hàng Frost National Bank, hãy cùng tôi ngẫm nghĩ phép so sánh nho nhỏ sau: công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay là ngân hàng Vietcombank có tổng tài sản (12,7 tỷ USD) chỉ bằng khoảng 2/3 tổng tài sản của ngân hàng Frost National Bank (17,7 tỷ USD) - ngân hàng lớn nhất ở tiểu bang Texas, Mỹ. Chúng ta đi sau cả về kinh tế và giáo dục. Như một quy luật trong cuộc thi chạy đường trường, một khi ta xuất phát sau thì ta phải tăng tốc, và tốc độ phải nhanh hơn đối thủ đằng trước thì ta mới có cơ về đích trước.
Được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng cao ở Mỹ như vậy, liệu sẽ có bao nhiêu du học sinh dũng cảm quay về Việt Nam sau khi tốt nghiệp, áp dụng những kiến thức tiên tiến vào tình hình riêng của nước ta, để nghĩ lớn và làm lớn?
Hoàng Thị Hồng Nhung
(Tháng 12 năm 2010)
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2010/12/3BA24C14/?p=2#aComment
-------------------------------------------

Cuộc sống Việt Nam vs. USA

Về Việt Nam tôi lại nhớ Mỹ


Tôi xa Việt Nam năm 20 tuổi, thoáng chốc đã 1/4 thế kỷ sống nơi xứ người. Năm đầu sang Mỹ, đêm nào cũng khóc, nhớ bạn bè, nhớ con hẻm nhỏ, nhớ người bán hàng rong. Ngày ấy người Việt Nam ở Mỹ còn ít, không có báo điện tử, không có Internet liên lạc dễ dàng như bây giờ, nên nỗi nhớ càng da diết.

Buổi sáng trong nhà ăn của khu nội trú đại học, nhìn bát cháo mạch lỏng bỏng, xám xịt, nhớ quay quắt đĩa bánh cuốn nóng với những khoanh chả trắng muốt điểm mấy nhúm hành phi vàng ruộm. Buổi trưa nhai miếng hambuger khô khan thèm bát phở tái chín thơm lừng. Buổi tối ánh đèn vàng leo lắt nhớ ánh điện neon sáng xanh mát mắt. Nhìn xung quanh nhà cửa lúc nào cũng đóng cửa im ỉm, nhớ Việt Nam hàng xóm đông đúc chạy qua, chạy lại lúc tối lửa tắt đèn. Cái gì cũng làm cho tôi nhớ và khóc.

Năm thứ hai, tiếng Anh đã khá hơn nhiều, bài vở cũng nhiều hơn, thêm việc làm part-time nên về đến nhà là ngủ say như chết. Nỗi nhớ Việt Nam vẫn còn đó nhưng không còn nhiều thì giờ để nghĩ đến nữa.

Năm thứ tư, thứ năm... mỗi năm một trôi qua, công việc cứ ngày càng nhiều, cuộc sống như một vòng xoay khổng lồ, con người cũng quay tròn. Bên cạnh đó, tình yêu đến và gia đình, con cái tiếp theo. Ngày tháng trôi nhanh như chớp mắt, thoáng chốc đã 25 năm trời.


Nhà thờ Đức Bà, TP HCM. Ảnh: Google.

Vừa rồi tôi cùng gia đình về thăm lại Việt Nam lần đầu tiên. Cái cảm giác đầu tiên là Sài Gòn đông đúc, náo nhiệt và giàu mạnh hơn ngày xưa rất nhiều. Về lại con phố xưa, tôi ngỡ ngàng nhìn không ra, không biết đâu là nhà cũ của mình. Nhà nào cũng xây mới, cao ngất nghểu, sơn phết đủ màu sắc theo ý thích của mỗi chủ nhà. Những con đường ngập lá me bay của một thời mơ mộng giờ tràn đầy hàng quán ồn ào, nhộn nhịp. Sài Gòn bây giờ có nhiều tòa nhà thương mại tràn ngập các mặt hàng cao cấp, xe hơi nườm nượp trên đường. Có nhiều cái đẹp hơn, tốt hơn, nhưng cũng có nhiều thứ xấu hơn, tệ hơn. Tôi như lạc lõng giữa Sài Gòn, 25 năm -một thời gian khá dài cho một đời người và cho một thành phố đầy sức sống như Sài Gòn.

Ở Việt Nam ba tuần lễ đầu vui vẻ, nhưng dần dần tôi cảm thấy nhớ nhà, nhớ cuộc sống êm đềm sáng lái xe đưa con đi học, chiều tan sở về hai vợ chồng cùng nhau nấu cơm, cho con cái ăn uống, làm bài tập xong đi ngủ. Nhớ ngày nào khóc vì thèm nghe tiếng rao hàng, tiếng xe cộ buổi sáng ở Việt Nam, giờ lại khó chịu vì sự ồn ào. Nhớ buổi sáng thức sớm thật yên tĩnh bên Mỹ, xung quanh không có tiếng động ngoài mấy con chím hót ríu rít trên cao, hai vợ chồng lại làm cà phê, bữa sáng, coi tin tức rồi đưa con đi học, mình đi làm. Cuộc sống có vẻ tẻ nhạt, đơn điệu so với người Sài Gòn có nhiều bạn bè đông vui, náo nhiệt. Nhà cửa ở Việt Nam san sát nhau lúc xưa thấy vui, giờ thấy thèm một khoảng không gian xanh, một mảnh vườn nhỏ như Mỹ.

Ở Mỹ gia đình là chủ yếu, ngoài giờ làm việc, mọi người về thẳng nhà ít có người nào phải đi xã giao, quan hệ công việc làm ăn. Hợp đồng ít khi được ký kết trên bàn tiệc nên không có việc ngoài giờ làm ra còn phải đi ăn nhậu. Có những người đi làm thêm hai công việc hay làm ngoài giờ, nhưng đó là làm việc thật sự và có trả lương (double nếu overtime). Bạn bè không tự động đến nhà, rủ rê đi chơi nhất là trong ngày làm việc. Vợ chồng phải giúp đỡ lẫn nhau, người nấu cơm thì người rửa bát, dọn dẹp. Các ông chồng ở đây rất giỏi việc nhà, cơm nước, lo lắng cho các con không thua gì một phụ nữ. Ở đây cũng hiếm người mướn osin nên mọi việc đều san sẻ với nhau. Về Việt Nam thấy cảnh chiều nào quán ăn, quán nhậu cũng đông nghẹt người, nhất là các ông. Tôi tự hỏi giờ đó vợ con của các ông ở đâu mà ông chồng không về dùng cơm tối với gia đình?

Về Việt Nam 4 tuần lễ, tôi mới cảm nhận những sự việc trước giờ thấy rất bình thường trong đời sống hằng ngày của Mỹ mà mình không để ý: xếp hàng, nhường đường cho người đi bộ, không xả rác bừa bãi nơi công cộng, giữ cửa cho người đi sau, nói lời cảm ơn và xin lỗi... bỗng nhiên thành quan trọng. Thiếu những cái đó mình cảm thấy bực bội và khó chịu, cứ tự hỏi tại sao những việc rất nhỏ, đơn giản mà không ai chịu làm.

25 năm sống ở xứ người, giờ về lại xứ ta để hiểu rõ lại mình. Thì ra thời gian sống ở Mỹ đã dài hơn ở Việt Nam, hội nhập và hòa tan đã khiến mình thay đổi lúc nào không hay.

Quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn chỉ có một, nhưng hạnh phúc thì ở nơi nào mình tìm thấy niềm vui và sự yên bình trong tâm hồn.

Tina Tran

--------------------------------------------------

Ý kiến:

Bài viết của chị rất thật lòng,tôi đánh giá cao điều đó. Tôi cũng không nghĩ rằng chị có ý chê bai quê-hương-cũ của chị. Tuy nhiên,thiết nghĩ chị nên đi sâu hơn một chút,chắc sẽ co nhiều người ủng hộ hơn nữa.

Tôi xa quê hương từ 1999,đã sống ở Bắc Mỹ 4 năm, 1 năm ở Auckland New Zealand và 2 năm ở Pháp. Tôi cũng cảm nhận được những tôt đẹp từ xã hội và con người ở những nơi đó,tôi "ngấu nghiến" học hỏi những văn minh của họ, nhưng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ ở lại nước ngoài.

Hiện giờ tôi về Việt Nam, với tâm niệm là lấy những cái hay cái tốt tôi học của nước ngoài để xấy dựng đất nước tôi - từ chuyên môn cho đến lối sống. Hiện tại tôi ở Đội Cấn-Hà Nội, ngày ngày tôi hoà vào dòng người chen chúc và đa phần thiếu ý thức, bất lịch sự,  tôi hít thở bầu không khí ô nhiễm,đi qua những con đường không bụi bặm thì ngâp, vô vàn điều khác nữa... Tôi có khó chịu không?- Tất nhiên là có! Nhưng xin thưa với chị nếu ai khó chịu cũng quay lưng đi thì Việt Nam sẽ ra sao? Hiện giờ đại bộ phận thanh niên thành thị Việt Nam thậm chí có người còn viết sai chính tả chứ đừng nói đến ý thức cộng đồng, vậy thì cần lắm,những ý kiến tích cực để giúp họ có cái nhìn đúng về trách nhiệm với Quê Hương. Một mình tôi không làm đưọc, một mình chị không làm được, nhưng tôi vẫn Sắt Son không thay đổi, vi máu chảy trong tôi la máu người Việt, và vì tôi tin tuy không nhiều nhưng cũng không hề ít người suy nghĩ như tôi.

Bài viết của chị nhận được khá nhiều ủng hộ vì theo tôi nó đã (có thể là vô tình) gãi đúng vào chỗ bức xúc của những người đang chán ghét môi trường Việt Nam. Một lần nữa mong chị, và mong họ suy nghĩ thêm một chút. Thử hỏi trong những người ủng hộ bài viết kia có mấy ai không vài lần vượt đèn đỏ, không xả rác? Đất nước là ngôi nhà chung, to đẹp khang trang hay bẩn thỉu đều do chúng ta cả. Để thay đổi được chắc chắn phải qua nhiểu thế hệ, vậy con cháu chúng ta sẽ có thái độ gì với quê hương khi nhưng người dạy dỗ chúng lại tiếu cực như vậy!

LNA

-----------------------------

Tôi chưa từng ra nước ngoài, nhưng tôi tin những ai từng xa quê và đến ở một nơi khác, xa xóm làng, quê hương mình thì đều mang một tâm trạng bị lạc lõng ở nơi xứ người trong thời gian đầu.

Tôi đã từng bị sốc khi xa quê, xa gia đình khi lên Sài Gòn học, mặc dù quê nhà tôi không xa nơi đó là mấy. Nhưng khi tốt nghiệp xong, tôi quay về quê, và ...cảm thấy lạc lõng nơi chính gia đình, quê nhà mình.

Rất may là thời gian đã giúp tôi hòa nhập trở lại quê nhà của mình lại.Và cuộc sống lại bình lặng như xưa, nhưng nỗi nhớ Sài gòn vẫn thi thoảng qua.

Tôi đang nói về trường hợp của tôi, ngay trong đất nước Việt Nam thôi, huống chi là giữa 2 nền văn minh cách xa nhau về địa lý cũng như về những mặt khác.

Anhhuyen

----------------------------------------

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2010/11/3BA22825/?p=3#aComment


Thursday, November 4, 2010

USD tăng giá: Nghịch lý ngoại hối chỉ có ở Việt Nam

(VEF) - Giá trị đồng USD đang giảm trên toàn thế giới nhưng ở Việt Nam nó lại tăng mạnh. Đây là một nghịch lý và đã gây ra những tác hại lớn cho nền kinh tế. Tình hình nóng bỏng, buộc Chính phủ phải đưa ra nhiều biện pháp cấp bách để để bình ổn thị trường.

Nghịch lý ngoại hối chỉ có ở Việt Nam

Theo ông Lê Đức Thúy, trong cuộc họp, Chính phủ đã nhận được báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về tình hình tỷ giá.

Theo đó, một vấn đề nóng bỏng trong điều hành tỷ giá gần đây là giá USD trên thị trường tự do liên tục bứt phá lên mức cao,  bỏ xa tỷ giá chính thức. Ngày 3/11/2010, giá USD tự do đã lên tới 21.000 đồng/USD. Dù có giảm xuống chút ít vào cuối giờ chiều, 20.800 đồng ở TP.HCM và 20.850 đồng ở Hà Nội, nhưng đã vượt xa trần 19.500 đồng/USD mà NHNN công bố.

Đà tăng giá USD đã diễn ra liên tục trong nửa tháng qua và ngày nào cũng tăng. Việc xác định tăng lên đỉnh mới nào thì không ai dám chắc.

Thực tế này khiến những ngày qua, người dân đổ xô đi mua ngoại tệ. Trong khi đó, DN lại "bó tay" bởi không mua được để đáp ứng nhu cầu của mình hoặc mua không đủ. Tình hình diễn ra tương tự ngay trên thị trường chính thức, khi tỷ giá liên ngân hàng có lúc lên tới 19.880 đồng, chứ không phải 19.500 như trần.

Các ngân hàng đều niêm yết giá đúng quy định, song thực tế, ngoài giá mua vào bán ra cộng thêm các chi phí khác đã cao hơn giá niêm yết. Hiện tượng này dường như lặp lại tình hình của một số thời kỳ trước.

Đáng chú ý, trong hệ thống ngân hàng, quy mô giao dịch, trạng thái ngoại hối cũng giảm. Nếu trước đây (hồi tháng 8) điều chỉnh là dương 3%, gần đây, đã giảm xuống dương 1% và đến giai đoạn những ngày gần đây xuống xấp xỉ 0%.  Điều này cho thấy, các ngân hàng cũng không dư thừa ngoại tệ, chứ đừng nói là còn găm giữ mà không bán.

Mô tả ảnh.
Tỷ giá tăng là một nghịch lý riêng có ở Việt Nam (Ảnh:chungkhoan24h)

Ông Thúy cho biết, hiện đồng USD đang giảm giá với các đồng tiền khác trên thế giới.

Thậm chí, ở Lào tiền Kíp đang lên giá so với USD. Vậy mà ở Việt Nam, chúng ta cho giảm mà không nổi. Còn ở Nga, người ta chỉ thanh toán bằng đồng Rup, không nhận USD vì lo USD mất giá.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, với chính sách nới lỏng định lượng của FED, thực chất USD sẽ giảm giá khoảng 20% thời gian tới. Trong tình hình đó, không có lý do gì để nói VND tiếp tục giảm giá.

Đây thực sự là một ngịch lý khi trên thế giới USD mất giá, vàng tăng giá, còn ở Việt Nam USD tăng giá, vàng lên giá và tiền Việt lại mất giá.

Hậu quả từ tăng trưởng tín dụng USD quá cao

Tại cuộc họp, ông Lê Đức Thúy cho biết, đến nay các chỉ số kinh tế vĩ mô đều rất tốt. Tăng trưởng kinh tế có khả năng vẫn có thể đạt 6,7-6,8% so với kế hoạch là 6,5%. Đáng chú ý, tính đến hết tháng 10, dự báo cho thấy tăng trưởng xuất khẩu có thể đạt 23% trong khi kế hoạch chỉ 18% và nhập khẩu chỉ tăng trưởng khoảng 17%.

Vì vậy, mức nhập siêu trước đây dự kiến từ 13,5-14 tỷ thì nay cao nhất 12,5 tỷ thôi. Như thế, nhập khẩu và nhập siêu đều giảm. Đây là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến thị trường ngoại hối.

Đặc biệt, về cán cân thanh toán. Nếu năm 2009 thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể 9 tỷ USD, thì dự báo 2010 thâm hụt 4 tỷ USD, giảm hơn một nửa so với 2009. Năm 2011, dự báo thặng dư thấp là 1 tỷ, cao là 2 tỷ.

Với chiều hướng này, cán cân thanh toán sẽ là tốt hơn vì xuất nhập khẩu tốt và luồng vốn vào có chiều hướng tăng lên. Nhưng tỷ giá lại tăng cao là một câu hỏi đặt ra cần phải tìm hiểu và giải quyết.

Ông Thúy cho biết, ngay từ đầu năm, tình hình căng thẳng USD đã được cảnh báo. Để tránh lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp đã vay USD. Song, thực tế là họ không dùng đến USD mà bán ra, tạo nguồn cung giả tạo tạm thời trên thị trường nên giá USD tự do nhiều khi còn thấp hơn ngân hàng.

Nhưng do khoản vay ngoại tệ đó là ngắn hạn nên đến kỳ đáo hạn, các doanh nghiệp phải mua trả nợ, dẫn tới nguồn cung tạm thời cạn kiệt trong khi cầu ngày càng tăng lên.

Con số cập nhật đến 14/10, tín dụng bằng đồng USD tăng khoảng 52% so với đầu năm. Trong khi tín dụng bằng đồng VND tăng có 14,6% và tổng tín dụng tăng 21,3%.

Như vậy, phải thẳng thắn chỉ ra rằng, trên thị trường đang có cái sự mất cân đối về cung cầu ngoại tệ cục bộ. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự méo mó do chính sách tiền tệ, lãi suất dẫn đến những hành xử khác của người dân đối với các đồng tiền. Bên cạnh đó, sức ép giảm lãi suất tiền Việt cũng làm cho uy tín VND bị giảm đáng kể, nhất là khi lạm phát có xu hướng vượt qua 8% .

Điều này rất dễ nhận thấy trên thị trường khi người dân tích trữ ngoại tệ. Trong vòng 15 ngày đầu tháng 10, tiền gửi tiết kiệm bằng VND của người dân giảm đến 45.000 tỷ so với cuối tháng 9. Số tiền hơn 2 tỷ USD này có thể được dùng để mua USD, mua vàng tích trữ và nằm ngoài ngân hàng.

Trong chiều ngược lại, tiền gửi ngoại tệ lại tăng lên. Nếu như cuối tháng 9, số dư tiền gửi ngoại tệ thấp hơn số dư cho vay ngoại tệ khoảng 40.000 tỷ, thì trong 15 ngày đầu tháng 10, số chênh lệch này chỉ còn 20.000 tỷ, tức tiền gửi ngoại tệ đã tăng 20.000 tỷ từ trong nước.

Mô tả ảnh.
Gánh chịu hậu quả từ tăng trưởng tín dụng USD quá cao. (Ảnh:kinhtevn)

Dân đã rút VND để mua ngoại tệ hoặc mua vàng, một số cất trữ, và cả gửi lại ngân hàng dưới hình thức ngoại tệ. Một khi người dân đã rút tiền Việt để mua ngoại tệ thì đương nhiên ngoại tệ tăng giá. Cộng với đó là cách xử lý chính sách và giải trình chính sách làm người dân mất tin tưởng rằng Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá.

Không tăng tỷ giá, không hạ lãi suất

Trong hoàn cảnh đó, tâm lý chung của xã hội hiện nay rất kỳ vọng USD sẽ tăng giá. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này là tăng tỷ giá được gì và có nên điều chỉnh không?

Mới đây nhất, ADB đã khuyến cáo, Việt Nam không nên điều chỉnh tỷ giá. Sau khi phân tích, các thành viên Chính phủ đã quyết định trong thời điểm này, điều chỉnh tỷ giá là không có lợi. Thậm chí, điều chỉnh có thể gây nên những tác động xấu không kiểm soát nổi.

Ông Lê Đức Thúy phân tích, vấn đề đặt ra là, USD đang yếu đi, VND không yếu đến mức phải điều chỉnh tỷ giá. Trong khi đó, nếu nói điều chỉnh tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu thì đây không phải là công cụ mạnh để làm việc đó. Thêm vào đó, xuất khẩu năm nay sẽ tăng vượt kế hoạch. Nói là để hạn chế nhập siêu thì trên thực tế việc nhập siêu cũng đã được hạn chế, tốc độ nhập siêu cả về tương đối lẫn tuyệt đối đã giảm so với kế hoạch ban đầu.

Còn chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là đáng báo động so với mục tiêu kiếm soát lạm phát. Nếu điều chỉnh tỷ giá, lạm phát sẽ vọt lên. Theo ước tính của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thì với tác động dây chuyền tâm lý của nó, có thể đẩy giá cả vượt lên trên một con số.

Mục tiêu quan trọng được đặt lên hàng đầu trong năm nay là ưu tiên ổn định vĩ mô, mà ưu tiên hàng đầu là kiểm soát lạm phát. Nếu không làm được, người dân sẽ mất niềm tin.

Do vậy, Chính phủ đặt vấn đề không điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, không điều chỉnh tỷ giá nhưng giải quyết được những căng thẳng khan hiếm tạm thời trên thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước với tư cách là người điều hành vĩ mô về tiền tệ phải can thiệp và bán ngoại tệ ra.

Về dự trữ ngoại tệ, trong tháng 9, Ngân hàng Nhà nước mua tăng được khoảng 300 triệu USD, tháng 10 đã bán can thiệp nhỏ giọt 200 triệu USD. Tuy nhiên, những biện pháp đó chưa đủ mạnh để dừng lại tâm lý khan hiếm ngoại tệ. Đợt "bơm" USD lần này, vì thế, Chính phủ chủ trương mạnh dạn can thiệp để giữ ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho những hoạt động kinh tế cần thiết.

"Bơm" ngoại tệ ra, nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ. Song, trên thực tế, dự trữ ngoại tệ tuy đã giảm mạnh so với mức cao nhưng số còn lại trong Ngân hàng Trung ương không phải là quá nhỏ bé, ít nhất là so với thời kỳ trước năm 2006.

Ông Thuý khẳng định, lượng ngoại hối dự trữ không phải là quá "hẻo", vẫn còn và còn đủ để can thiệp với những cơn sốt USD kiểu như hiện nay. Về lâu dài, dự trữ ngoại tệ cần phải tăng mạnh và tăng nhiều hơn nhưng sẽ chọn những thời điểm và thời cơ thuận lợi.

Dự trữ là để ổn định thị trường, ổn định vĩ mô, dự trữ không phải là để cất.

Ngoài ra, về lãi suất, nếu trước đây, Chính phủ yêu cầu đưa lãi suất xuống nhưng nay tình hình đã thay đổi. Lo ngại tăng trưởng không cao là không có cơ sở, trong khi đó lạm phát đang đà tăng. Nếu lãi suất VND thấp thì USD rất bất lợi. Vì thế, Chính phủ không đặt vẫn đế giảm lãi suất mà để các ngân hàng thực hiện theo thị trường, không can thiệp để làm lãi suất thấp hơn. Điều này sẽ khiến cho lãi suất cho chiều hướng tăng lên.

Tuy nhiên, mức tăng sẽ không nhiều, lãi suất huy động nằm trong khoảng 12-13% mà không có những khoản phụ phí, lãi suất cho vay 15-17% là mức mà thị trường có thể chấp nhận được. Thực tế thì hiện nay, lãi suất cũng không xa lắm so với con số này.

Việc tăng lãi suất có tính tích cực, sẽ làm giảm bớt áp lực lên tỷ giá khi mà đồng tiền Việt có giá hơn nhờ lãi suất cao hơn, góp phần kiềm chế lạm phát. Đấy về thực chất là một biện pháp thắt chặt tiền tệ các tác dụng ngăn chặn lạm phát.

NHNN chính thức can thiệp thị trường

Ngày 04/11/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân hàng góp phần ổn định giá cả và kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011.

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp yêu cầu: tăng cường huy động vốn thông qua các giải pháp phù hợp quy định của pháp luật; không áp dụng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh để ổn định thị trường tiền tệ. Kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh để thanh toán ở trong nước và cho nước ngoài, các khoản cho vay để kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản và tiêu dùng.

Ấn định lãi suất huy động và cho vay, tỷ giá mua bán ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ huy động và cho vay bằng ngoại tệ, không để rủi ro thanh khoản và lãi suất bằng ngoại tệ, tỷ giá; cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy.

Trong ngày 4/11, Ngân hàng Nhà nước cũng chính thức tuyên bố sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá ở mức ổn định như hiện nay và thực hiện bán can thiệp để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.


Tác giả: Lê Khắc

http://vnr500.vn/2010-11-04-usd-tang-gia-nghich-ly-ngoai-hoi-chi-co-o-viet-nam
--------------------------------------------

Bình luận:

(Thanglong) - Những nhà quản lý vĩ mô vẫn mắc một căn bệnh kinh niên là: mỗi khi thị trường chợ đen lên cơn sốt về tỷ giá ngoại tệ và giá vàng thì chúng ta lại gán tội cho là hiện tượng lũng đoạn thị trường hoặc tâm lý bầy đàn đầu cơ trục lợi, vv…Thực chất giá thị trường chợ đen hiện nay đã phản ánh đúng quan hệ cung cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Biểu hiện ở hai lý do: Thứ nhất là lượng ngoại tệ giao dịch ngoài ngân hàng hiện nay không nhỏ- chưa có những thống kê cụ thể nhưng thiết nghĩ nó có không kém các giao dịch ngoại hối trong các ngân hàng. Thứ hai là mỗi khi tỷ giá chợ đen thay đổi thì các ngân hàng thương mại cũng tát nước theo mưa và thay đổi theo (dưới nhiều hình thức). Chỉ có nhà nước là muốn điều tiết tỷ giá theo một kiểu riêng của mình. Phải chăng đó là một cách điều hành quản lý theo kiểu mệnh lệnh và duy ý chí.

Chúng ta cần đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc có thể neo tỷ giá đồng ND tệ vào đồng USD tài ba như vậy gần chục năm trời mà không cần điều chỉnh liên tục tỷ giá đồng nội tệ. Như vậy bài toán nằm ở các chính sách tài chính vĩ mô khác chứ không phải chỉ đơn thuần là bài toán thay đổi biên độ tỷ giá.
Chúng ta chưa quên những câu chuyện xưa có thật 100% ở nước ta đó là: Có người nông dân sắp về già bán đi con bò hòng lấy tiền gửi tích kiệm để hàng tháng có tiền lãi tĩnh dưỡng tuổi già. Thế nhưng chỉ vài năm sau, do VNĐ mất giá đến nỗi mà sô tiền gửi tích kiệm năm nào nay rút ra chỉ đủ tiền mua một sợi dây thừng. Câu chuyện nghe thật đau lòng nhưng đó là thực tế do sự mất giá khủng khiếp của đồng VN. Mà ngày đó cũng có ai biết tỷ giá đồng ngoại tệ hay giá vàng là gì để đổ tội cho nó. Vấn đề bảo toàn tài sản vì thế đã ăn sâu vào ý thức của người dân VN đến tận ngày nay.
Chỉ có điều rõ ràng là không nên đổ vấn đề lạm phát là do tỷ giá ngoại tệ, mà nguyên nhân chủ yếu là do dư thừa lượng tiền mặt (tiền VNĐ) trong lưu thông. Nó là hệ quả tổng hoà của các lý do sau:
- Chi tiêu ngân sách quá lớn mà không có hiệu quả tương xứng làm tăng của cải cho xã hội.
- Chi phí quản lý hành chính quá cao trong khi chính sách cải tiến tiền lương không dựa trên cơ sở hợp lý hoá (tăng lương mà không làm tăng tổng chi phí tiền lương) mà chỉ chạy theo lạm phát đồng tiền. Điều này chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa khiến tỷ giá đồng VN càng mất giá.
- Có vấn đề trong nền kinh tế hàng hóa, cung không đáp ứng được cầu. Sản xuất trong nước khó khăn, kinh tế không phát triển theo kịp nhu cầu tiêu dùng, hoặc đồng tiền chi tiêu không hiệu quả của ngân sách nhà nước lại vòng lại gây áp lực cho chỉ số hàng tiêu dùng và nhu cầu tích lũy làm đẩy giá vàng và ngoại tệ vọt lên.
- Có hay không việc phát hành tiền mặt ra lưu thông quá lớn. Không phải tự nhiên mà đồng US$ khi ra đời đã được bảo đảm bằng lượng vàng dự trừ trong quốc khố. Nếu NN cứ phát hành tiền đồng một cách định tính (ý chí) mà không dựa trên cơ sở một nguyên lý tài chính nào thì đồng tiền VN mất giá cũng là đương nhiên. Cách điều hành này không khác gì móc túi hợp pháp tài sản của nhân dân, đặc biệt là những người làm công ăn lương.
Trên đây chỉ là một vài suy nghĩ, nhưng thiết nghĩ chúng ta nên nhìn nhận sâu xa một chút không nên đổ bừa cho những lý do nhỏ lẻ mà chỉ là hệ quả của những nguyên nhân chính.

----------------------------------------------------------------------

Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam

Với tỷ giá như hiện nay hàng hóa của Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các loại nguyên vật liệu phụ trợ gần như không có cửa để phát triển.

Có rất nhiều điều đáng bàn khi nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2010 và dự báo cho năm 2011. Tuy nhiên, dựa vào sự mất cân đối trầm trọng của cán cân ngoại thương cứ dai dẳng trong mấy năm qua thì có thể nói rằng tiền đồng Việt Nam đang bị định giá quá cao, nhất là so với đồng nhân dân tệ (RMB), chính là điểm yếu của kinh tế Việt Nam.

Chính đồng tiền đang bị định giá quá cao làm cho hàng hóa của Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa Trung Quốc cho dù ngay trên sân nhà của mình.

Nhiều người có thể cho rằng phần lớn các nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc là do Việt Nam chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ trong khi Trung Quốc đang có nhiều lợi thế với các ngành như vậy.

Điều này có thể chấp nhận đối với một số ngành mà Trung Quốc có lợi thế như phôi thép, một số loại điện máy... Nhưng làm sao có thể biện minh cho việc nhiều loại hàng hóa thông thường như tăm tre hay miếng rửa bát của Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam nếu dựa vào lập luận nêu trên.

Chính việc phải đi nhập khẩu từng cây tăm đã làm cho nhập siêu từ Trung Quốc chiếm đến 90% nhập siêu của cả nước. Yếu tố giải thích khả dĩ nhất chính là tỷ giá đồng tiền.

Có nhiều ước lượng khác nhau về mức độ định giá thấp hơn giá trị thực của đồng nhân dân tệ và mức độ tiền đồng cao giá so với đồng đô la Mỹ. Nếu dựa vào số liệu từ bài viết của TS. Võ Đại Lược và TS. Lê Xuân Nghĩa trình bày tại hội thảo "Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010, triển vọng năm 2011" sẽ thấy đồng nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn so với đồng đô la Mỹ 30% trong khi tiền đồng đang bị định giá cao hơn 15% so với đồng đô la.

Hai kịch bản tỷ giá được trình bày trong bảng 1.

Hiện nay tỷ giá USD/VND là 19.500, tỷ giá USD/RMB là 6,93 và tỷ giá RMB/VND là 2.815. Giả sử chi phí sản xuất một hộp tăm tại Trung Quốc (bao gồm cả lãi định mức và chi phí vận chuyển) là 1RMB. Để có được mức lời định mức nêu trên, giá bán một hộp tăm Trung Quốc ở thị trường Việt Nam chỉ cần ở mức 2.815 đồng.

Nếu chi phí sản xuất một hộp tăm ở Việt Nam là 4.000 đồng thì chắc chắn tăm Việt Nam không thể cạnh tranh được với tăm Trung Quốc vì nếu bán ở Việt Nam thì giá phải là 4.000 đồng và bán ở Trung Quốc phải là 1,42 RMB.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá các đồng tiền được định đúng giá trị của nó? Lúc này, tỷ giá USD/VND sẽ là 22.425, tỷ giá USD/RMB sẽ là 4,85 và tỷ giá RMB/VND sẽ là 4.625. Do chi phí một hộp tăm ở Trung Quốc vẫn là 1RMB nên để có được mức lời định mức, giá bán một hộp tăm Trung Quốc ở Việt Nam phải lên đến 4.625 đồng.

Khi đó tăm Việt Nam không những không bị thất thế trên thị trường trong nước như hiện nay mà còn có thể xuất khẩu sang Trung Quốc vì chỉ cần bán được 4.000 đồng trên thị trường Việt Nam hay 0,87RMB là đã đạt được lợi nhuận định mức.

Phân tích trên cho thấy, việc đồng tiền Việt Nam đang bị định giá cao hơn trên 60% so với đồng nhân dân tệ giống như hàng hóa sản xuất ở Việt Nam bị đánh thuế hơn 60% so với hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc.

Hành động hợp lý của các doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu các nguyên vật liệu phụ trợ mà còn nhập khẩu cả tăm tre, sản phần gần như không có sự khác biệt về công nghệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thậm chí nếu không tính đến yếu tố tỷ giá bị bóp méo thì chi phí sản xuất ở Việt Nam còn thấp hơn.

Với tỷ giá như hiện nay hàng hóa của Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các loại nguyên vật liệu phụ trợ gần như không có cửa để phát triển.

Giải pháp có tính mấu chốt là cần phải đưa đồng tiền trong nước về đúng giá trị của nó so với đồng RMB càng sớm càng tốt. Đây là chìa khóa nhằm làm tăng sức cạnh tranh của các loại hàng hóa trong nước và cơ cấu lại nền kinh tế. Một trong những vấn đề làm nhiều người lo ngại là việc giảm giá đồng nội tệ sẽ gia tăng nợ. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm quốc gia thì đây là một quan niệm sai lầm. Vì giảm giá đồng tiền không chỉ không làm tăng nợ mà còn giúp cho khả năng trả nợ của Việt Nam được cải thiện.

Bảng 1

Với khoản nợ nước ngoài khoảng 30 tỷ USD, tương đương với 600.000 tỷ đồng hiện nay, nếu giả dụ, tỷ giá tăng lên 30.000 đồng/USD thì tổng nợ quy ra tiền đồng sẽ là 900.000 tỷ đồng, tăng 50%. Đây là con số mà nhiều người nhìn vào và lo ngại.

Tuy nhiên, trên thực tế khoản nợ của Việt Nam vẫn là 30 tỷ USD và Việt Nam phải kiếm đủ ngoại tệ để trả số nợ này chứ việc quy ra 600.000 hay 900.000 tỷ đồng không có ý nghĩa gì cả.

Đứng dưới góc độ này thì giảm giá đồng tiền sẽ giúp cải thiện khả năng trả nợ của Việt Nam vì xuất khẩu sẽ có lợi và nhập khẩu sẽ bất lợi làm có cán cân ngoại thương được cải thiện. Hơn thế, đối với doanh nghiệp như Vinashin, nếu lấy đóng tàu làm nòng cốt thì giảm giá tiền đồng cũng sẽ có lợi.

Cần phải khẳng định rằng đồng tiền được định giá thấp luôn có tác dụng tích cực cho xuất khẩu dù tỷ trọng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu. Đây chính là lý do tại sao cả Nhật Bản và Trung Quốc bằng mọi giá giữ đồng tiền của mình ở một mức có lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Giả sử nợ bằng ngoại tệ của Vinashin là 2 tỷ USD, tương đương với 40.000 tỷ đồng. Nếu tỷ giá tăng lên 30.000 đồng/USD, tổng nợ tính ra sẽ là 60.000 tỷ đồng, tăng 50%. Đây là một con số tạo ra cảm giác vô cùng khủng khiếp, nhưng trên thực tế Vinashin phải kiếm đủ 2 tỷ đô la để trả nợ chứ không phải là 40.000 hay 60.000 tỷ đồng.

Nếu hoạt động đóng tàu là nòng cốt thì doanh thu chính là từ đô la, do vậy khi đồng tiền trong nước giảm giá thì ngành đóng tàu sẽ có lợi. Vấn đề của Vinashin chỉ có thể nghiêm trọng hơn khi giảm giá đồng tiền nếu tiền vay ngoại tệ được đổ vào những hoạt động phi ngoại thương như bất động sản hay chứng khoán chẳng hạn.

Cần phải khẳng định rằng đồng tiền được định giá thấp luôn có tác dụng tích cực cho xuất khẩu dù tỷ trọng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu. Đây chính là lý do tại sao cả Nhật Bản và Trung Quốc bằng mọi giá giữ đồng tiền của mình ở một mức có lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Tóm lại, chừng nào vấn đề tỷ giá chưa được giải quyết thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chỉ là ước muốn. Chỉ có điều chỉnh tỷ giá mới có thể giúp cân bằng ngoại thương. Nếu Việt Nam không chủ động thì khi dữ trữ ngoại hối còn ở mức quá thấp và vì một lý do nào đó mà dòng vốn đảo chiều thì việc phá giá bắt buộc và bị động sẽ gây ra những tổn hại rất lớn cho nền kinh tế.

Hơn thế, song song với việc điều chỉnh tỷ giá đồng tiền, việc cắt giảm chi tiêu công, nhất là những khoản đầu tư kém hiệu quả là một trong những yêu cầu bắt buộc vì mất cân đối bên ngoài rất khó giải quyết khi mà mất cân đối bên trong trầm trọng vẫn diễn ra.

(Theo TBKTSG) -  http://vnr500.vn/2010-10-02-ty-gia-diem-yeu-cua-nen-kinh-te-viet-nam

---------------------------------------------------------


Đồng nội tệ và câu chuyện niềm tin
,
Trong khi cả thế giới lo sốt vó vì nội tệ lên giá so với USD thì ở thị trường tự do Việt Nam, bỏ qua các ngoại tệ mạnh khác, giá USD so với VND cứ leo thang từng ngày.
1
Từ đầu năm 2010 so với thời điểm hiện nay, sự tăng/giảm giá trị của USD so với các ngoại tệ mạnh khác mặc dù diễn biến khá phức tạp, nhưng đều nằm trong xu hướng mất giá.

USD đang mất giá


Theo số liệu từ bộ phận kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ đầu năm 2010 so với thời điểm hiện nay, sự tăng/giảm giá trị của USD so với các ngoại tệ mạnh khác mặc dù diễn biến khá phức tạp, nhưng đều nằm trong xu hướng mất giá.

Cụ thể, với đồng Yên Nhật (JPY), tỷ giá USD/JPY giảm từ mức 92,55 JPY ăn một USD xuống còn 80,62 JPY, tăng tương ứng 12,9% so với USD.

Đồng Euro mặc dù giảm giá 17% so với USD trong nửa đầu năm nay, từ mức 1,4387 USD xuống 1,1914 USD một Euro nhưng sau đó đã tăng trở lại và đạt 1,4017 USD một Euro.

Tương tự, đồng GBP cũng giảm giá 10,8% so với USD trong 5 tháng đầu năm (1,6095 USD/ GBP xuống 1,4350 USD/ GBP) nhưng hiện tăng lên mức 1,6006 USD/GBP.

Còn trong khu vực thì sao? So USD với đồng SGD của Singapore thì SGD tăng giá khoảng 8,2% (từ 1,4037 SGD xuống 1,288 SGD đổi một USD).

Còn đồng Bath Thái (THB) cũng tăng giá 10,7% so với USD khi hồi đầu năm phải cần tới 33,27 THB thì nay chỉ cần 29,72 THB đổi một USD.

Một câu hỏi đặt ra tại thời điểm này, liệu xu hướng USD mất giá sẽ còn tiếp tục đến bao giờ? Theo phân tích của Giám đốc khối Đầu tư Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), thì từ khi lâm vào khủng hoảng kinh tế đến nay, Mỹ liên tục dùng công cụ lãi suất để nới lỏng cung tiền, nhằm kích thích đầu tư, nhưng hiện tại công cụ này dường như không còn hiệu lực vì không đem lại mong muốn phục hồi kinh tế như kỳ vọng.

Có thể thấy rất rõ điều này khi FED duy trì lãi suất đối với thị trường ở mức 0,25%/năm đã khá lâu và hiện chỉ còn là thứ lãi suất tham chiếu; còn lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 1 năm là 0,1%/năm, kỳ hạn 2 năm trên 0,3%/năm. Khi “dư địa” cho công cụ lãi suất không còn nhiều, thì người Mỹ sẽ nghĩ cách bơm thẳng tiền mặt ra thị trường thông qua mua lại các giấy tờ có giá của Chính phủ Mỹ để kích thích kinh tế.

Và, đêm 3/11/2010, nhiều người nín thở chờ công bố kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ tháng 11/2010 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với nhiều tâm trạng khác nhau, xung quanh vấn đề có hay không FED tiếp tục tung ra gói kích thích nói trên.

Kết quả là, FED đã công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng. Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ tái đầu tư thêm 250-300 tỷ USD trái phiếu kho bạc từ lợi nhuận của các khoản đầu tư trước đó. Tổng giá trị của chương trình mua trái phiếu nhằm kích thích nền kinh tế lên tới 900 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào quý 3/2011. Thêm vào đó, FED còn giữ nguyên mức lãi suất 0,25% và tái cam kết duy trì mức lãi suất này trong một thời gian nữa.

Với kế hoạch trên, hàng tháng FED sẽ mua khoảng 75 tỷ USD trái phiếu theo chương trình nới lỏng tín dụng và xấp xỉ 35 tỷ USD trái phiếu theo chương trình tái đầu tư. Gần 90% giá trị gói kích thích 600 tỷ USD này sẽ tập trung vào các trái phiếu đáo hạn từ 2.5-10 năm.

Đây là lần thứ 2, FED quyết định nới lỏng tín dụng sau khi đã bơm vào nền kinh tế 1.700 tỷ USD chủ yếu dưới dạng các tài sản liên quan đến nhà ở từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010. Gói kích thích này cũng vượt dự báo của giới phân tích, nhưng về thời gian và tỷ lệ mua trái phiếu trung bình lại nằm dưới các nhận định.

Từ thực tế này, sẽ có nhiều quốc gia lo lắng đồng nội tệ của mình tăng giá so với USD, bởi đối với họ, USD là đồng tiền chủ chốt trong giao dịch thương mại quốc tế, dự trữ quốc gia, vay nợ quốc gia. Đặc biệt, những quốc gia vẫn coi xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng càng lo lắng hơn vì khi nội tệ tăng giá, sẽ không kích thích xuất khẩu.

Niềm tin ở đâu?

“Đợt này Indonesia được giới đầu tư nước ngoài khen lắm”, một nhà phân tích tài chính nói. Theo bà, năm 2008 và 2009, hoàn cảnh của Indonesia về cơ bản giống Việt Nam ở chỗ: nền kinh tế cũng bị “Đô la hóa” và độ uy tín của nền kinh tế theo đánh giá của giới phân tích kinh tế giới đều tương tự.

Nhưng từ 2009 và 2010, họ có những bước điều chỉnh và phối hợp chính sách rất nhịp nhàng giữa tiền tệ và tài khóa nên vừa giảm lạm phát, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và nhờ đó, đồng tiền lên giá so với USD, trái phiếu Chính phủ phát hành rất thuận lợi, dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục chảy vào.

Bằng chứng là điểm tính phí “hoán đổi rủi ro tín dụng - credit default swap - CDS” hay còn gọi là mức phí bảo hiểm cho một khoản vay tín dụng ở nước họ chỉ bằng một nửa so với Việt Nam. Có nghĩa, một nhà đầu tư nước ngoài cầm nợ ở Việt Nam, nếu không muốn bị rủi ro, họ đi mua bảo hiểm và phí cho công cụ này cao gấp đôi so với phí bảo hiểm khi cầm nợ ở Indonesia.

Để có được kết quả như vậy, nước này đã có những bước đi rất khôn ngoan, mà biểu hiện rõ nét nhất là sự minh bạch. Hàng tháng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nước này đều chủ động tổ chức họp báo và công bố tất cả các số liệu liên quan đến tình hình nợ quốc gia, chi tiêu chính phủ, dự trữ ngoại hối, lạm phát, tăng trưởng… cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà không phải đợi đến khi “hỏi chưa chắc đã đưa” như ở đâu đó.

Sự minh bạch có thể là nơi nuôi dưỡng niềm tin, từ đó tạo nên sự ổn định của các biến số kinh tế vĩ mô, trong đó có tỷ giá, nhưng có lẽ, ở một bình diện khác, niềm tin còn xuất phát từ sự tỉnh táo của người trong cuộc.

Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đặt câu hỏi: nếu những người đi mua USD ở thị trường tự do tại Việt Nam biết rằng, đồng USD đang mất giá khắp thế giới và đó còn là xu hướng kéo dài, khi các gói kích thích hàng trăm tỷ USD được FED tiếp tục được tung ra, thì liệu họ có “sính USD” đến mức như thế?

(Theo TBKT)
http://vietnamnet.vn/kinhte/201011/dong-noi-te-va-cau-chuyen-niem-tin-945956/
-------------------------------------------------------

Sunday, October 17, 2010

Thursday, October 7, 2010

Hệ thống trường học ở Mỹ

Các loại trường học ở Mỹ
Một trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ. Ảnh: olympic.edu.
Ở Mỹ, sau khi tốt nghiệp cấp 3 nếu muốn học tiếp thì có hai loại trường để theo học là Community College (tạm dịch là Cao đẳng Cộng đồng) và University (đại học).
Các trường Community College chỉ dạy để bạn lấy bằng hai năm (theo đúng trình độ ở Việt Nam là bằng trung cấp), hoặc là giấy chứng nhận một năm (tương đương với các trung tâm ở Việt Nam dạy về các lớp đào tạo ngắn hạn). Họ cũng đào tạo các chương trình học chuyển tiếp lên đại học (đa phần du học sinh học chương trình này vì họ không đủ sức để vào thẳng đại học 4 năm của Mỹ). Community College còn dạy các chương trình tiếng Anh cho người mới sang Mỹ (ESL) hoặc là dạy lấy bằng cấp ba (giống như bổ túc văn hoá) cho những ai trên 18 tuổi nhưng chưa hoàn tất xong cấp 3, chương trình này gọi là GED  (General Education Development). Đó là các chương trình mà Community College cung cấp.

Các tiêu chuẩn để thành sinh viên của Community College là gì? Thực ra mỗi tiểu bang ở Mỹ có nhưng quy định riêng, không bang nào giống bang nào. Riêng bang Washington thì quy định bạn không cần bằng cấp 3 vẫn được vào Community College để học lấy bằng một năm, hai năm, hoặc học chương trình chuyển tiếp lên đại học. Đây là một điều kiện vô cùng hấp dẫn cho các du học sinh Việt Nam. Có rất nhiều bạn mới học xong lớp 11 ở Việt Nam, hoặc đang du học học cấp 3 ở các tiểu bang khác đổ xô về Community College ở Washington để học chương trình chuyển tiếp lên đại học, vì các bạn rút ngắn được thời gian học cấp 3.

các trường phổ thông của Mỹ chia ra trường Công và trường tư, trường nội trú (boarding school) và trường ngoại trú (day school), và trong số hàng nghìn trường, có những trường dòng (Catholic school hay Christian school) hay những trường quân sự (Military school).

Trường dòng hay trường quân sự có gì đặc biệt?
Sinh viên trường Valley Forge Miltary Academy

Về cơ bản chương trình đào tạo của các trường này không khác các trường phổ thông khác, học sinh tốt nghiệp không phải bắt buộc theo đạo hay theo quân sự, ngoài ra môi trường học tập ở 2 loại trường này sẽ kỷ luật và an toàn hơn các trường bình thường khác.

Những trường dòng, học sinh sẽ được học thêm 1 môn là Theology, chỉ cần qua, không tính tín chỉ. Môn này đại ý giải thích lịch sử và các vấn đề hành xử của Chúa, học sinh hay gọi đùa là môn giáo dục công dân. Học các trường dòng thường được hỗ trợ về tài chính nên học phí sẽ thấp hơn các trường khác. Ví dụ, Sunrise Vietnam làm việc với 2 trường là Saint Anthonys High School (SAH) và Saint John High School tại New York, cách trung tâm Manhattan hơn 1 tiếng đi tàu, gần sân bay và gần bãi biển Long Island, chi phí học phí và ăn ở khoảng 24,000$/năm.

Các trường trên ít học sinh Việt Nam và thành tích chung của học sinh quốc tế rất tốt. Tại SAH, điểm SAT trung bình của sinh viên quốc tế là 1878, 63% học sinh quốc tế được chấp nhận vào học tại 100 ĐH hàng đầu tại Mỹ.

Trường quân sự (


Trường quân sự (Military School) không yêu cầu học sinh phải theo học quân sự sau khi tốt nghiệp, và trong chương trình dạy học hầu hết không có các môn nặng về quân sự. Phụ huynh và học sinh nên hỏi kỹ trung tâm tư vấn để biết các môn học cụ thể. Hiện tại Sunrise Vietnam làm việc với các trường trung học như Valley Forge Military Academy (Pennsylvania) hay Fork Union Military Academy(Virginia), đều là những trường nội trú tốt, trường áp dụng “military culture”, tức duy trì sự kỷ luật và ngăn nắp, giúp học sinh hoàn thiện các phẩm chất tốt và trưởng thành hơn, chương trình học không hề khác các trường phổ thông khác.

Các trường này sẽ kiểm tra tiếng Anh của bạn, bạn đừng lo sẽ không được nhận nếu trình độ tiếng Anh kém. Có tất cả các lớp từ thấp đến cao tùy vào trình độ của bạn. Và khi bạn đạt được một trình độ tiếng Anh nhất định thì bạn mới chính thức học chuyên ngành bạn chọn, thường đa số du học sinh mất một năm để học tiếng Anh. Cho nên, nếu bạn không muốn mất thời gian và tiền bạc ở Mỹ, thì bạn nên học tiếng anh ở Việt Nam cho vững. Học phí ở Mỹ rất mắc, trình độ bạn thấp thì thời gian bạn học sẽ kéo dài, trường học có lợi về mặt kinh doanh. Sau khi bạn đủ tiêu chuẩn tiếng Anh, bạn phải thi toán. Cái này bạn đừng lo lắng, vì trình độ toán học sinh mình rất khá, bạn dễ dàng đủ điểm để vào học chương trình trong Community College.

Ở Mỹ sau khi học sinh học xong cấp 3, phải làm bài kiểm tra SAT. Test này là để kiểm tra trình độ vào đại học (University). Nếu đủ điểm các trường đại học sẽ mời bạn vào. Ngoài kỳ thi SAT, bạn còn có một chương trình thi tương đương là ACT, việc thi SAT hay ACT tùy vào từng trường và từng tiểu ban sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên hầu hết các trường đều có tiêu chuẩn tương đương giữa SAT và ACT. 
Community College là một giải pháp để sinh viên có thể tiết kiệm chi phí trong học tập chứ nó hoàn toàn không phải chỉ là một trường trung cấp. Một trường Community College có rất nhiều các chương trình đạo tạo, có thể là đào tạo ngắn hạn, dạy nghề, nhưng chủ yếu là chương trình đào tạo 2 năm đầu của hệ đại học. Hệ thống tín chỉ của trường Community College có thể được chuyển tiếp và chấp nhận ở các trường đại học 4 năm, nó có giá trị tương đương với các tín chỉ sinh viên có thể học được ở các trường đại học. Khác biệt cơ bản với trường trung cấp ở VN là chất lượng học tập trong 2 năm đầu ở Community College được các trường đại học công nhận là tương đương với chương trình đào tạo của họ.
Chương trình học Community College ở Mỹ không khác gì những năm đầu của đại học 4 năm. Đa số giáo sư đều là người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ. Rất nhiều người từ cao đẳng vẫn có thể chuyển lên những trường danh tiếng như UC Bekerly, MIT, UCLA... Như vậy, trình độ của CC là tương đương với 2 năm đầu đại học 4 năm.

Community college với học phí thấp hơn, giúp người học học nghề, học tiếng Anh, và học đại cương của chương trình 4 năm. Univesity đào tạo bằng cấp 4 năm cho người học. Có rất nhiều sinh viên Việt Nam theo học các chương trình chuyển tiếp của Community College. Tuỳ nhu cầu của cá nhân mà lựa chọn và bất kể bạn học ở community college trước hay vào thẳng vào university, người ta đánh giá bạn qua điểm trung bình của bạn gọi là GPA. Học ở community college thi lớp học nhỏ hơn và dễ nhận được sự chú ý của giáo viên. Học ở community college cũng không có nghĩa là khả năng không đủ để học thẳng university, vấn đề nhiều khi chỉ là kinh tế thôi. Nhiều bạn chuyển từ community college lên kiến thức còn vững hơn cả sinh viên bản xứ học thẳng university.

Tiền học của du học sinh ở Community College khoảng 12.000 USD/năm. Nếu học University thì khoảng 40.000 USD/năm, đó là mức phí ở bang Washington. Tiền sinh hoạt ăn ở chưa tính. Và bạn đừng nghĩ là sang Mỹ sẽ tìm được việc làm để phụ thêm vào tiền học, đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Vì bạn là du học sinh, theo luật bạn chỉ được tìm những việc trong trường học mà thôi. Nhưng trong trường học, 90% việc làm là ưu tiên dành cho những sinh viên sống ở Mỹ. Du học sinh chỉ có 10% số việc. Nếu tìm được việc, bạn cũng chỉ được làm tối đa 40 tiếng một tháng, một tiếng là 8.55 USD. Vậy một tháng bạn kiếm khoảng 342 USD, số tiền này đủ để bạn mua hai quyển sách học. Nếu bạn ra ngoài làm chui, cảnh sát mà bắt được bạn sẽ bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ. Mà nếu bạn đi làm thì sẽ không có đủ thời gian học bài, vì một giờ học ở lớp bằng 5 giờ học ở nhà. Thêm vào đó, các phụ huynh đừng nghĩ học đại học là 4 năm và chuẩn bị tiền học cho đúng 4 năm. Thực chất bạn có thể mất 5 năm mới hoàn tất việc học, nếu bạn học giỏi, và chăm chỉ.

Học ở Mỹ theo hệ thống tín chỉ nên học nhanh hay chậm là tuỳ vào bản thân bạn học đủ số tín chỉ thì tốt nghiệp. Trung bình chương trình đại học 4 năm của Mỹ gồm 123 đến 130 tín chỉ cho 4 năm tuỳ từng nghành. Một sinh viên bình thường có thể hoàn tất chương trình học trong 4 năm, nếu siêng năng hoàn toàn có thể rút ngắn chương trình học nhờ hệ thống tín chỉ linh hoạt và có thể lấy bằng cử nhân sau 3 năm rưỡi.
 
Ở Mỹ cũng có những trường nằm ở vị trí mất an ninh, hoặc trường có nhiều thành phần không tốt theo học. Tốt nhất bạn nên hỏi những người đi trước mà lấy kinh nghiệm, hoặc khi bạn chẳng may học vào những trường đó thì mùa học sau bạn nên chuyển trường khác.

Tóm lại các bạn ở Việt Nam nên vào internet tìm hiểu hoặc gởi email đến các trường ở Mỹ để tham khảo về ngôi trường mà mình muốn học. Hoặc hỏi các bạn đã đi học trước đây, hoặc thân nhân (nếu có) ở Mỹ để biết rõ về ngôi trường mình chọn.
Mèo Con
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2010/09/3BA21028/?p=2#aComment
---------------------------------------------------------------
Giới thiệu hệ thống đại học ở California
Xin giới thiệu hệ thống đại học ở California, Mỹ, vì đây là tiểu bang có nhiều người Việt định cư và cũng có nhiều du học sinh.
Đại học Standford, California, Mỹ. Ảnh: apolloalliance.org.
Ở Mỹ, các tiểu bang đều có quy định khác nhau, nên một người không thể viết cụ thể hết về các trường đại học trên khắp nước Mỹ. Sau đây là phần giới thiệu sơ lược về các loại trường đại học ở California:
Có 4 lựa chọn chính:
1. Các trường cao đẳng cộng đồng (Community Colleges).
2. Các trường thuộc hệ thống California State University (CSU).
3. Các trường thuộc hệ thống University of California (UC).
4. Các trường đại học độc lập của tư nhân.
Phần 1: Hệ thống cao đẳng cộng đồng.
Đây là hệ thống bao gồm 109 trường cao đẳng công lập, nằm rải rác trên khắp tiểu bang. Sinh viên vào cao đẳng có mấy lựa chọn chính như sau:
- Học lấy chứng chỉ đào tạo nghề (Certification).
- Học lấy bằng cao đẳng chuyên môn (Associate Degrees).
- Học hai năm cao đẳng để đạt điều kiện chuyển lên đại học học tiếp hai năm lấy bằng cử nhân.
- Học một vài lớp theo nhu cầu, không theo đuổi bằng cấp. Ví dụ như học lớp kế toán, hay lớp Anh ngữ.
Các chương trình đào tạo nghề có thời gian học từ 6 tháng đến hai năm. Có hàng trăm ngành được đào tạo ở cao đẳng như y tế, điện, điện tử, kế toán, cảnh sát, v.v... Sinh viên muốn nhập học với mục đích chuyển lên đại học cần thông báo ngay với nhân viên tư vấn trong trường để được hướng dẫn chương trình phù hợp. Bắt đầu đi vào cao đẳng để lên đại học có mấy điểm lợi:
- Tiết kiệm: Học hai năm cao đẳng sau đó chuyển tiếp lên hai năm ở đại học giúp sinh viên tiết kiệm được tiền học phí cho hai năm đầu của bằng cử nhân. Không chỉ tiết kiệm học phí, sinh viên còn có thể tiết kiệm được chi phí ăn ở đi lại nếu sống với người thân, vì trường cao đẳng thông thường gần nhà.
- Ưu tiên khi chuyển lên đại học trong tiểu bang: Các sinh viên trong hệ thống cao đẳng California được ưu tiên cao nhất trong các ứng viên nộp đơn xin nhập học vào các năm thứ hai hay thứ ba ở UC và CSU. Nhiều trường cao đẳng còn có thỏa thuận riêng với UC và CSU để sinh viên chuyển trường được dễ dàng.
Có 7 trong số 9 trường thuộc hệ thống UC có chương trình bảo đảm nhận học cho sinh viên các trường cao đẳng California nếu sinh viên thỏa mãn một số điều kiện về các khóa học tham dự ở cao đẳng, gọi là chương trình "Transfer Admission Guarantee" (TAG Program). Mỗi UC có hợp đồng với một số trường cao đẳng khác nhau tham gia vào chương trình này. UC Berkeley là trường có thỏa thuận với nhiều trường cao đẳng nhất. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về TAG Program và các trường cao đẳng tham gia vào chương trình này trong brochure trên mạng sau: http://www.universityofcalifornia.edu/admissions/A4T.pdf.
Bằng cử nhân cho sinh viên chuyển từ cao đẳng lên đại học không có gì khác biệt với các sinh viên học suốt 4 năm ở đại học, hoàn toàn không có sự phân biệt. Theo kinh nghiệm bản thân, các trường đại học thậm chí còn rất thích nhận sinh viên chuyển từ cao đẳng lên đại học vì họ có nhiều cơ hội tốt nghiệp hơn sinh viên học 4 năm ở đại học, vì họ chỉ còn hai năm ở lại đại học.
Bắt đầu từ cao đẳng giúp sinh viên có một sự khởi đầu nhẹ nhàng hơn so với đại học do quy chế tuyển sinh ở cao đẳng cũng dễ dàng hơn. Và điều quan trọng là chi phí học cao đẳng ít hơn nhiều so với chi phí ở đại học.
Sau đây là các website bạn có thể dùng để tham khảo:
Danh sách các trường cao đẳng California:
http://www.community-college.org/california_community_college.html
Vị trí các trường cao đẳng trên bản đồ:
http://www.cccco.edu/Portals/4/Find/cccco_map_web.pdf
Phần 2: Hệ thống California State University (CSU).
Hệ thống trường công lập CSU có 23 trường với khoảng tổng cộng 400 ngàn sinh viên và 44 ngàn giảng viên và nhân viên khác. Đây là hệ thống đại học lớn nhất và đa dạng ngành nghề nhất của Mỹ, cung cấp 1.800 chương trình học có cấp bằng. Có 60% giáo viên và 40% kỹ sư ở California tốt nghiệp từ CSU. Khoảng 1/2 các bằng đại học và 1/3 số bằng cao học được cấp hàng năm ở California là của CSU. Cựu sinh viên của CSU ngày nay đã lên đến 2 triệu người.
CSU có quy chế tuyển sinh cao hơn các trường CSU khác là CSU Poly San Luis Obispo, nó được nằm trong "top 30" của các trường công lập miền tây nước Mỹ. Ngoài ra, ngành kiến trúc của trường này được xếp vào "top 3" của cả nước Mỹ. CSU Long Beach được US News xếp hạng "top 5" trong các trường công lập miền tây nước Mỹ. CSU Poly Pomona là một trong những trường kỹ thuật mạnh nhất nước Mỹ. Một số các trường CSU khác cũng nằm trong "top 30" của các trường công lập miền tây như: CSU Chico, CSU Fullerton, CSU Sacramento, và CSU Los Angeles.
Phần 3: Hệ thống University of California (UC).
Hệ thống đại học công lập UC bao gồm 9 trường, nằm rải rác khắp tiểu bang: Berkeley, Davis, Irvine, Los Angeles, Merced, Riverside, San Diego, Santa Barbara, và Santa Cruz. Các trường có tổng cộng khoảng 200 ngàn sinh viên, 120 ngàn giảng viên và nhân viên khác, và hơn 1, 3 triệu cựu sinh viên. Hoạt động của UC nhấn mạnh về nghiên cứu và y khoa. Khác với CSU, UC có thẩm quyền cấp bằng Ph.D. và các bằng tiến sĩ chuyên ngành như luật, y và nha.
UC Berkeley là trường lớn nhất và lâu đời nhất của hệ thống UC, thành lập từ năm 1868. Và trường trẻ nhất là UC Merced, thành lập từ mùa thu năm 2005. Cả 9 trường đều nhận sinh viên cử nhân lẫn cao học, trừ 2 ngoại lệ: UC San Francisco chỉ đào tạo chuyên ngành y khoa và khoa học y dược, còn trường UC Hastings, cũng ở San Francisco, chỉ đào tạo cao học luật.
UC có nhiều giáo sư được kính trọng trong mọi lãnh vực. Có 6 trường được nằm trong "top 50" của bảng xếp hạng các trường đại học Mỹ của US News. Trong đó, UC Berkely xếp hạng thứ 21, và UC Los Angeles xếp hạng thứ 25. UC Berkeley là trường duy nhất được xếp hạng "top 5" cho tất cả các chương trình Ph.D. Ngoài các chương trình nghiên cứu tiến sĩ nổi bật, UC Berkeley cũng được xếp hạng là trường đào tạo cử nhân hạng nhất trong các trường công lập Mỹ.
UC có trường y ở Davis, Irvine, Los Angeles, San Diego, và San Francisco. UC Los Angeles và UC San Diego vẫn luôn nằm trong "top 15", và UC San Francisco nằm trong "top 5" các trường y ở Mỹ.
Chính sách tuyển dụng của UC nhằm vào sinh viên thuộc "top 12.5%" ở các trường trung học. Tuy nhiên, UC ưu tiên nhiều hơn cho các thường trú nhân của California. Thí dụ, điểm GPA tối thiểu để được nhận vào UC Berkely là 3.00 đối với thường trú nhân, nhưng là 3.40 đối với các sinh viên khác (trong đó có du học sinh).
Phần 4: Các trường đại học tư thục.
California có 75 trường đại học tư thục, phi lợi nhuận, với tổng cộng khoảng 28 ngàn giảng viên cung cấp một hệ thống chương trình và bằng cấp đủ phong phú để thỏa mãn mọi nhu cầu. Các trường nổi tiếng thế giới như Stanford University, California Institute of Technology, University of Southern California, và trường khoa học xã hội Pomona College. Ngoài các trường trên, các trường Pepperdine University, University of San Diego, Santa Clara University, Chapman University, và Loyola Marymount University cũng được đánh giá cao trong cả nước.
Stanford University là đại học có khuôn viên liền lạc rộng lớn nhất thế giới, 32 km2, với khoảng 6.700 sinh viên đại học, 8.000 sinh viên sau đại học, và khoảng 1.700 giảng viên. 40% giảng viên thuộc về trường Y, và 1/3 giảng viên thuộc về trường Nhân Văn và Khoa Học. Trường Y của Stanford nhấn mạnh về nghiên cứu, và nằm trong "top 10" trong các trường nghiên cứu y khoa của Mỹ.
Chương trình cử nhân của Stanford được xếp hạng 4 theo US News, và được xếp hạng nhì trong các trường đại học tầm mức quốc tế theo Newsweek. Tiền hiến tặng cho Stanford năm 2006 lên đến 911 triệu USD, cao nhất trong tất cả các đại học Mỹ.
Một trường nổi tiếng, giàu có, với số chỗ rất hạn chế, Stanford nằm trong số những đại học khó chen chân vào nhất nước Mỹ. Tỉ lệ được nhận vào học cử nhân ở Stanford là khoảng 10,8%, tỉ lệ ứng viên được nhận vào trường luật là 7,7%, trường y là 3,3%, và trường kinh doanh là 10%, nằm trong số những tỉ lệ thấp nhất nước Mỹ.
California Institute of Technology (Caltech) là một trường nhỏ chuyên về nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Caltech vận hành cho NASA phòng lab Jet Propulsion, một hệ thống phức hợp dùng để theo dõi và quản lý hầu hết các thiết bị thăm dò không gian của NASA. Nổi tiếng thế giới, nhưng có phạm vi nhỏ 2.100 sinh viên, Caltech rất chọn lọc trong việc tuyển sinh. Caltech được xếp hạng thứ 5 trong các trường đại học ở Mỹ theo US News, ngay sau Stanford. Caltech có 6 khoa: Sinh vật học, Hoá học và kỹ thuật hóa, Kỹ thuật và khoa học áp dụng, Khoa học địa chất, Khoa học xã hội và nhân văn, và Vật lý, toán, và thiên văn.
University of Southern California (USC) là đại học tư thục nghiên cứu lâu đời nhất ở California được thành lập từ năm 1880. USC tọa lạc ngay trung tâm thành phố Los Angeles, vốn được mệnh danh là thành phố quốc tế. USC có đội ngũ sinh viên đa dạng nhất nhất nước Mỹ, đến từ khắp 50 tiểu bang và 115 quốc gia khác. USC có các chương trình học rất đa dạng: trường Quan hệ quốc tế, trường Điện ảnh, trường Âm nhạc, trường Kế toán (hạng 5 theo US News), trường Kinh doanh (hạng 9), trường luật (hạng 16), trường Dược (hạng 18), và trường Kỹ thuật (hạng 31).

Pomona College là lựa chọn rất đáng quan tâm cho những sinh viên muốn theo đuổi các ngành khoa học xã hội. Pomona College được xếp hạng 7 trong các trường khoa học xã hội theo US News.
Trên đây là sơ lược về hệ thống đại học ở California. Học phí không được đề cập vì mỗi trường có mức học phí khác nhau và có thể thay đổi theo từng năm. Nếu có bạn nào có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này xin đóng góp ý kiến. Nhưng tôi có thể đưa ra một ước chừng cho một mùa học khoảng 4 tháng (12 semester units) cho một du học sinh bao gồm tiền học, bảo hiểm y tế, và sách vở. Với tốc độ 12 semester units một mùa học, sinh viên phải mất khoảng 10 mùa (5 năm) để hoàn tất chương trình cử nhân:
Community College: 3.000 - 3.500 USD.
CSU: 7.000 - 7.500 USD.
UC: 13.500 - 15.000 USD.
ĐH tư thục: 24.500 - 25.000 USD.
Ly D. (Sưu tầm)
-------------------------------------------------------------
Thông tin thêm về hệ thống Higher Education ở California
Bài viết của bạn Ly về hệ thống higher education tại bang California khá công phu. Tôi xin bổ sung đôi chút như sau.
A - Hệ thống đại học công lập cấp liên bang UC (University of California): gồm 10 đại học thành viên. Gọi là cấp liên bang vì chính phủ liên bang Hoa Kỳ tài trợ kinh phí hoạt động cho các trường này.
1) UC Berkeley - thành lập năm 1868 - khuôn viên nằm tại thành phố Berkeley, hạt Alameda - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 2,34 tỉ USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 25.500, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 10.300.
UC Berkeley là đại học lâu đời & nổi tiếng nhất trong hệ thống UC. Trường trực tiếp quản lý 1 phòng thí nghiệm quốc gia là Lawrence Berkeley National Laboratory, tham gia điều hành 2 phòng thí nghiệm cấp quốc gia khác là Lawrence Livermore National Laboratory & Los Alamos National Laboratory.
UC Berkeley là đại học công lập số một của hệ thống đại học công lập toàn liên bang Hoa Kỳ. Năm 2010, UC Berkeley được tạp chí US News & World Report xếp hạng 22 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
2) UC San Francisco - thành lập năm 1873 - khuôn viên nằm tại thành phố San Francisco (thành phố San Francisco đồng thời là hạt San Francisco) - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 1,11 tỉ USD - năm 2009 số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 3.000.
UC San Francisco chỉ đào tạo sau đại học trong lĩnh vực Health Sciences.
3) UC Los Angeles - thành lập năm 1919 - khuôn viên nằm tại thành phố Los Angeles, hạt Los Angeles - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 1,88 tỉ USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 26.900, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 11.500.
UC Los Angeles là đại học công lập số hai của hệ thống đại học công lập toàn liên bang Hoa Kỳ. Năm 2010, UC Los Angeles được tạp chí US News & World Report xếp hạng 25 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
4) UC Santa Barbara - thành lập năm 1909 với tư cách 1 trường độc lập, sau đó gia nhập hệ thống UC vào năm 1944 - khuôn viên nằm tại thành phố Santa Barbara, hạt Santa Barbara - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 154 triệu USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 18.400, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 3.000.
Năm 2010, UC Santa Barbara được tạp chí US News & World Report xếp hạng 39 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
5) UC Riverside - thành lập năm 1954 - khuôn viên nằm tại thành phố Riverside, hạt Riverside - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 110 triệu USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 17.000, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 2.400.
Năm 2010, UC Riverside được tạp chí US News & World Report xếp hạng 94 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
6) UC Davis - thành lập năm 1905 với tư cách là 1 nhánh của UC Berkeley chuyên đào tạo Agriculture Sciences, sau đó tách riêng thành đại học thành viên thuộc hệ thống UC vào năm 1959 - khuôn viên nằm tại thành phố Davis, hạt Yolo - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 540 triệu USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 24.700, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 7.500.
Năm 2010, UC Davis được tạp chí US News & World Report xếp hạng 39 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
7) UC San Diego - thành lập năm 1960 - khuôn viên nằm tại thành phố San Diego, hạt San Diego - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 432 triệu USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 23.700, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 5.000.
Năm 2010, UC San Diego được tạp chí US News & World Report xếp hạng 35 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
8) UC Irvine - thành lập năm 1960 - khuôn viên nằm tại thành phố Irvine, hạt Orange (quận Cam) - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 206 triệu USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 22.100, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 5.500.
Năm 2010, UC Irvine được tạp chí US News & World Report xếp hạng 41 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
9) UC Santa Cruz - thành lập năm 1965 - khuôn viên nằm tại thành phố Santa Cruz, hạt Santa Cruz - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 94 triệu USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 14.400, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 1.400.
Năm 2010, UC Santa Cruz được tạp chí US News & World Report xếp hạng 72 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
10) UC Merced - thành lập năm 2005 - khuôn viên nằm tại thành phố Merced, hạt Merced - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 20 triệu USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 4.000 (chưa có sinh viên sau đại học).
Do mới hoạt động có 5 năm, UC Merced chưa được tạp chí US News & World Report xếp hạng.
Như vậy, hệ thống UC có 10 trường thành viên, trong đó 9 trường đào tạo cả sinh viên đại học & sau đại học, chỉ có UC San Francisco chuyên đào tạo sinh viên sau đại học thuộc lĩnh vực y tế. Cả 10 thành viên thuộc hệ thống UC đều thuộc các đại học nhóm 1 (Tier 1) của Hoa Kỳ.
Học phí đại học (tuition & fees) của 9 trường thành viên (không tính UC San Francisco) năm 2009 như sau:
* Khoảng 10.000 USD/năm đến 12.000 USD/năm cho sinh viên Mỹ có cha mẹ sống tại bang California (in-state students).
* Khoảng 33.000 USD/năm đến 35.000 USD/năm cho sinh viên Mỹ có cha mẹ không sống tại bang California (out-of-state students).
B - Hệ thống đại học công lập cấp tiểu bang CSU (California State University):
Gọi là cấp tiểu bang vì chính phủ tiểu bang California tài trợ kinh phí hoạt động cho các trường này.
Đương nhiên, các trường thuộc hệ thống đại học công lập cấp tiểu bang CSU không nổi tiếng bằng các trường thuộc hệ thống đại học công lập cấp liên bang UC. US News & World Report xếp các trường thuộc hệ thống đại học công lập cấp tiểu bang CSU vào nhóm 2 (tier 2) trong hệ thống đại học công lập & tư thục toàn nước Mỹ.
C - Bang California còn có các đại học tư thục rất nổi tiếng, trong đó nổi bật nhất là 3 trường sau:
1) Stanford University (tên đầy đủ là Leland Stanford Junior University) - thành lập năm 1891 - khuôn viên nằm tại thành phố Stanford, hạt Santa Clara - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 15,9 tỉ USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 15.300, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 6.900.
Stanford University là đại học tư thục nổi tiếng nhất bang California và thuộc nhóm 10 đại học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ. Không chỉ nổi tiếng trong phạm vi nước Mỹ, Stanford University còn được đánh giá rất cao trên thế giới bởi các tổ chức xếp hạng đại học toàn cầu như QS (Anh), Times Higher Education (Anh, phối hợp với Reuters) & đại học Shanghai Jiaotong (Trung Quốc).
Năm 2010, Stanford University được tạp chí US News & World Report xếp hạng 5 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục), xếp sau các đại học tư thục lừng danh toàn cầu như Harvard University (hạng 1), Princeton University (hạng 2), Yale University (hạng 3), Columbia University (hạng 4).
Học phí đại học (tuition & fees) của Stanford University năm 2009 khoảng 39.200 USD/năm.
2) California Institute of Technology (tên gọi tắt là Caltech) - thành lập năm 1891 - khuôn viên nằm tại thành phố Pasadena, hạt Los Angeles - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 1,4 tỉ USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 2.130, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 950.
Tuy quy mô nhỏ nhưng Caltech rất nổi tiếng về phương diện đào tạo công nghệ & kỹ thuật.
Năm 2010, Caltech được tạp chí US News & World Report xếp hạng 7 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục), đồng hạng với đại học lừng danh MIT (Massachusetts Institute of Technology).
Học phí đại học (tuition & fees) của Caltech năm 2009 khoảng 36.300 USD/năm.
3) University of Southern California (tên gọi tắt là USC) - thành lập năm 1880 - khuôn viên nằm tại thành phố Los Angeles, hạt Los Angeles - năm 2009 quỹ được các tổ chức & cá nhân hiến tặng (endowment) trị giá 2,67 tỉ USD - năm 2009 số lượng sinh viên đại học (undergraduate students) khoảng 16.750, số lượng sinh viên cao học & tiến sĩ (graduate students) khoảng 18.070.
Năm 2010, University of Southern California được tạp chí US News & World Report xếp hạng 23 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
Học phí đại học (tuition & fees) của USC năm 2009 khoảng 41.000 USD/năm.
Thân chào.
HUY LEVIN
-------------------------------------------------------------------
**Sources: 
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2010/10/3BA2124B/
http://duhoc.dantri.com.vn/cam-nang-hoi-dap/truong-dong-hay-truong-quan-su-co-gi-dac-biet-715998.htm