Tuesday, August 30, 2016

The Vietnam War in Pop Culture

Few conflicts have spawned as many film, music and TV spin-offs as the Vietnam War — and few have divided the pop culture world as much.


7758082.jpg


Long before Robin Williams shouted "Gooooood morning, Vietnam!" into the microphone, the pop culture industry had latched on to the Vietnam War to shape a compelling, if conflicting, narrative.
Films, music and TV shows — mostly coming out of the US — have tackled the war in different ways and told stories that in the years since may have shaped our perception of history.
Films like Apocalypse NowPlatoon and Born on the Fourth of July have become cultural icons.
Credence Clearwater Revival's Fortunate Son and Bruce Springsteen's Born in the USA have found a similar spot in the musical canon.
Closer to home, Cold Chisel's Khe Sanh is in high rotation in any Australian pub and Redgum's I Was Only Nineteen still stirs emotions.
So how have these pop culture depictions affected our view of the Vietnam War, and does the US story risk skewing the Australian interpretation of the conflict?

The first shot

In the early days of Western involvement in the Vietnam War the champions of film and music were notably split on how to spin the conflict.
"Hollywood has made a significant effort to portray America's Vietnam experience," Professor of cinema studies David Desser wrote in Inventing Vietnam: The War in Film and Television.
"Yet the films ... hardly present a unified, coherent vision.
"If we take these films as a group, we find contradictions and ambiguities throughout, while many individual works are similarly conflicted in what they are trying to say about the Vietnam War and America's involvement in it."
John Wayne's The Green Berets (1968) was a staunchly pro-US military film that told the story of a journalist who was cynical about the war but came to support it after travelling to Vietnam with US troops.
The film was released at the height of the war and was panned by critics — partly for its quality, but also because of reports of heavy US government involvement in the editing and production of the film.
Its pro-military message was in stark contrast to the growing public protests back home in the US that musicians were starting to tap into.
The 1967 song I Feel Like I'm Fixin' to Die Rag was satirical and anti-war and received widespread attention after it was performed at the now famous 1969 Woodstock festival. Fortunate Son wasn't explicit in its criticism of the war, but it tapped into the counterculture that was starting to be seen in the pop culture material of the time.
And while Sergeant Barry Sadler's Ballad of the Green Berets (1966) was a pro-military song, it became the outlier in the collection of songs from the era.

Media player: "Space" to play, "M" to mute, "left" and "right" to seek.
VIDEO: John Schumann reflects on "I Was Only Nineteen"(ABC News)

The aftermath of the war

When the war officially ended in 1975 there was not a rush from Hollywood to create the epic dramas many might associate with the conflict.
Instead, many productions dealt with the issue by proxy and focussed on the effect the war had on returned soldiers.
Taxi Driver (1976) and The Deer Hunter (1978) both looked at former soldiers who were prone to violence and were struggling to return to normal life after the war.
After these two films were met with critical acclaim and Academy Award nominations, the "tortured Vietnam vet" become a stock character in many films over the years, including Jacknife(1989) Forrest Gump (1994) and Dead Presidents(1995).
In the music scene, Khe Sanh (1978), I was Only Nineteen (1983) and Born in the USA (1984) picked up on the theme of returned soldiers and ran with it.
I Was Only Nineteen is a first-person narrative about a soldier who goes to fight in Vietnam and comes home disillusioned and scarred.
The song's writer and performer, John Schumann, told ABC News Breakfast it encapsulated how many Australians felt about the war.
"It was a pretty accurate and compelling insight into the lives, minds and bodies, as it turned out, of the young men who went off to fight and came back to a society that did not value or respect their service as it had their fathers in WWII and grandfathers in WWI," he said.
"I've had so many stories from veterans about when they first heard the song, but I think the most telling one for me, the one that grabbed me the most was a veteran from Queensland who had tried to slip back into his life in rural Queensland and he heard the song and he pulled over to the side of the road ... and he listened and his first thoughts he told me were, 'those bastards were lying to me'.
"All the symptoms I talked in the song, he had. He then realised that if somebody else had those symptoms, then he was not alone."

The action '80s

Slow-burn dramas about traumatised soldiers were soon on a collision course with the desire for action films that came in the 1980s.
The success of the epic Apocalypse Now (1979) arguably helped steer films about the Vietnam War in this direction and they hit their stride with Rambo in 1982 — an action-packed feature film about a Vietnam veteran who had to survive while being chased through the American wilderness.
By the mid '80s films and TV were starting to base their stories back in Vietnam itself, rather than dealing with the aftermath and soldiers coming home.
Rambo returned to the Vietnamese jungle in the second film of the series in 1985, and Platoon (1986) and Full Metal Jacket (1987) quickly followed.
Television — a relative latecomer to the Vietnam War story — did eventually join the action/adventure narrative in with The A-Team, a story of Vietnam vets-turned-mercenaries. The 1987 series Tour of Duty — a story of US troops fighting in Vietnam — followed soon after.
Towards the end of the decade, cinemagoers watched Good Morning Vietnam (1987) and Born on the Fourth of July (1989) deal with the politics of the war both in Vietnam and back at home. In Born on the Fourth of July Tom Cruise plays a wounded veteran who becomes an anti-war political activist after feeling betrayed by his country.
Since the turn of the century there have been comparatively fewer depictions of the Vietnam War, with the political drama Quiet American(2002), the action-escape film Rescue Dawn (2006), and the musical Across the Universe (2007) being notable exceptions.
But by the time the '90s began almost every film was tapping into at least part of a now-established narrative: that the US should not have joined the Vietnam War; that soldiers were returning traumatised; and that the public had long protested against US involvement.

The Australian experience

Australia's contribution to the pop culture collection on the Vietnam War is relatively sparse compared to the US.
The only major attempt at film was The Odd Angry Shot in 1979, which mostly steered clear of any political ideology and showed little action compared to US films.
Some historians have suggested this could be explained by the fact the Australian experience of the war does not gel with the narrative coming from the US, and the racial and political upheaval that existed in America at the time.
Professor John Murphy from Melbourne University said Australians were not opposed to the war from the beginning and that not all soldiers were shell-shocked on return.
"The opinion polls show the war had majority support until 1969," he told ABC News Breakfast.
"There's a strong myth that [soldiers] were maligned and stigmatised, and there certainly were some incidents where the anti-war movement condemned returning troops, but how widespread it was is hard to say."
For his part, Schumann said there had been a "bit of revisionism" of the Vietnam War story over the years and it was risky for Australians to let US film depictions influence their understanding of Australia's involvement.
"To try to overlay, as we always do in this country, our experience with the American one is [folly]," he said.
In 2005 Australian hip-hop group The Herd did a cover of I was Only Nineteen that made the Triple J Hottest 100 list for the year and brought the song and its themes to a new generation.
"I was very pleased that they did it [and] I was pleased that they did it the way they did," Schumann said.

By Patrick Wood - 17 Aug 2016 - ABC News Breakfast
Source: http://www.abc.net.au/news/2016-08-18/vietnam-war-in-pop-culture-how-history-has-been-shaped/7752134

Sunday, August 14, 2016

Người Việt Xấu Xí

Chuyện quá khứ thắng hay thua, không quan trọng bằng nhìn lại mình bây giờ để hướng vào tương lai. Trong chúng ta, chắc ai cũng có dịp nhìn lại mình, nhìn lại dân tộc mình. Vui buồn lẫn lộn bởi những xấu tốt do chính mình tạo ra và tự hỏi nguyên do từ đâu? Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình với những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có thể sửa chữa để thăng tiến hơn không?
Thấy người mà nghĩ đến ta, chúng tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta có khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế. Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.
Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 2.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không có đủ tiềm lực tương xứng để giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?
Học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) trong cuốn “Việt Nam Sử Lược”trang 6 đã viết: “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”
Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn “Đất Lề Quê Thói”(Phong Tục Việt Nam) trang 68, cũng nhận xét rằng: “Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh…”.
Chúng ta có rất nhiều gương bất khuất, dám hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước, dám vượt biển, vượt biên tìm tự do. Nhưng nói chung các hành vi ấy còn thụ động và tiêu cực. Không trực tiếp góp phần cụ thể trong việc phát triển đất nước. Chúng ta với những đức tính tốt, cũng đã có nhiều thành tựu, nhưng những tính xấu đã làm lu mờ hay làm tan nát ít nhiều những thành tựu đó.
Thế giới đã có các cuốn “Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp”“Người Nhật Xấu X픓Người Mỹ Xấu Xí” và mới đây có cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương, do ông Nguyễn Hồi Thủ ở Pháp dịch ra tiếng Việt, mà Tạp chí Thế Kỷ 21 và một số người cho là chỉ cần thay chữ “Trung Quốc” bằng chữ “Việt Nam” thì cũng đúng thôi. Cuốn sách xuất bản ở Đài Loan và năm 2000 đã được in và phát hành tại Trung Quốc, đó là điều chúng ta càng nên quan tâm.
Tôi không đồng ý lắm với ông Bá Dương vì lối phê bình mang nặng tự ti mặc cảm, bài bác tất cả những gì của dân tộc mình, trong khi chỉ mới nhìn cách xử sự hay tư duy của dân tộc khác một cách phiến diện mà đã khen ngợi một cách quá đáng.
Trước đó, đại văn hào Lỗ Tấn (1881-1936) của Trung Quốc cũng đã từng ví người Hoa như ba con vật: “Tàn bạo như sư tử, gian sảo như hồ ly, nhút nhát như thỏ đế.”… nhưng không vì những ý kiến thẳng thắn đó mà dư luận người Hoa cho rằng ông bôi bác hay phản bội dân tộc.
Giới sĩ phu, trí thức Việt từ xưa cũng đã từng đề cập tới vấn đề này như Nguyễn Trãi, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Tửu… Chúng ta được biết đến một số tác phẩm, bài viết như:
1- Năm 1927, có cuốn “Cao Đẳng Quốc Dân – Mười Thang Thuốc Chữa Bệnh Cho Dân Tộc Việt” của cụ Phan Bội Châu (1867-1940), gồm:
  1. Nghĩa hai chữ “quốc dân”
  2. Quốc dân với gia nô
  3. Quốc dân nên tự lập
  4. Bài thuốc tự lập có những vị gì?
  5. Chữa chứng bệnh “tính ỷ lại”
  6. Chữa bệnh “giả dối”
  7. Chữa chứng bệnh nhút nhát
  8. Chữa chứng bệnh “tham lợi riêng”
  9. Chữa chúng bệnh “đua đuổi hư danh”
  10. Chữa chứng bệnh “ái quốc giả”
  11. Chữa chứng bệnh “không biết hợp quần”
  12. Chữa chứng bệnh “không biết đường kinh tế”
  13. Chữa chứng bệnh “mê tín hủ tục”
  14. Chữa chứng bệnh “không biết thương nòi giống”
  15. Bài tóm cách làm việc
Chúng ta đã từng có cuốn “Tự Phán” (Phan Bội Châu Niên Biểu)của cụ Phan Bội Châu, thẳng thắn nói lên cái sai, kém của mình và dân tộc mình, viết sau khi cụ bị Pháp bắt và an trí ở Huế năm 1925.
2- “Mười Điều Bi Ai Của Dân Tộc Việt Nam” của cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) (xin xem bên dưới).
3- Năm 1932, từ khi Nhất Linh (1906-1963) điều hành tờ báo Phong Hóa đã có mục thường xuyên “Xét Tật Mình” hay tranh biếm Lý Toét, Xã Xệ, Bang Banh…
4- Năm 1998, có bài “Thập Đại Thất Bại Hay Thập Đại Bất Hạnh”của Đức Ông Giám Mục Nguyễn Văn Thuận.
5- Năm 2001, có cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” của ông Nguyễn Gia Kiểng, cuốn sách đào sâu nhiều khuyết điểm trong văn hóa, lịch sử nhưng có nhiều dữ kiện khó xác định và đi quá xa gây ra nhiều tranh luận.
6- Năm 2002, có cuốn “Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21” của bà Lê Thị Huệ ở Hoa Kỳ.
7- Năm 2003, có cuốn “Nhìn Lại Mình” của anh Lê Khôi, bài “Dân Tộc Tự Vấn” của bình luận gia Trần Bình Nam (Trần Văn Sơn)… đã nêu lên nhiều khuyết điểm của người mình.
8- Năm 2003, trên mạng “Tin Tức Việt Nam” tại Việt Nam (http://www.tintucvietnam.com), trong mục Nhịp Sống Trẻ – Góc Nhìn…, có một loạt khoảng 15 bài thuộc loại tự vấn mang tên “Người Việt Xấu Xí”… của nhiều tác giả khác nhau.
– Ai Dám Nhận Là Mình Xấu Xí? Phạm Thị Vàng Anh.
– Chữ Tín Không Quan Trọng, Cao Tự Thanh – Sơn Nam
– Đi Tìm Nhân Cách Người Việt Nam, KS Trần Quốc Khải.
– Giáo Dục Nước Ta Đang Đứng Ở Đâu? GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn.
– Giáo Dục Việt Nam: Ngôi Nhà Cần Đổ Lại Móng, GS-TSKH Dương Thiệu Tống.
– Lấy Hòa Làm Quý, Nhà Nghiên Cứu Cao Tự Thanh.
– Lòng Ganh Tị Của Các Nhà Khoa Học, Cao Xuân Hạo.
– Những Nghịch Lý Giáo Dục, Hoàng Tụy.
– Những Tính Cách Trì Níu Dân Tộc, GS Nguyễn Chung Tú.
– “Sợ” Những Vật Lạ, Khuê Văn – Thảo Hảo.
– Thiếu Tính Hợp Tác, GS-TSKH Dương Thiệu Tống.
– Thích Buộc Mình Vào Mảnh Đất Trời Tây, Cao Xuân Hạo.
– Vì Sao Học Sinh Việt Nam Không Sáng Tạo, Nguyễn Hiếu Nhân…
9- Năm 2004, Đức Giám Mục Mai Thanh Lương gởi Tâm Thư cho đồng hương…
10- Ở Việt Nam có cuốn “Ngẫu Hứng Sáng Trưa Chiều Tối” của Tạ Duy Anh.
11- Năm 2005, có bài “Chân Dung Người Việt Quốc Gia Xấu Xí” của Nguyễn Việt Tự Do. Trong đó nhấn mạnh đến tiềm năng rất lớn của hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại, tuy đang sống ở mơi trường tự do, dân chủ nhưng đã không đoàn kết đủ chặt chẽ để huy động sức mạnh của chính mình.
12- Từ năm 2003, Giáo Sư Khảo Cổ kiêm Cổ Sử Trần Quốc Vượng (1934-2005) định viết cuốn “Những Thói Hư Tật Của Người Việt Nam Trước Công Cuộc Đổi Mới”, nhưng còn đang giai đoạn chờ duyệt nội dung thì đã mất.
13- Năm 2009, nhà văn Phan Nhật Nam viết bài “Hãy Vất Bỏ Khối Nặng Của Tính Ác Và Sự Xấu!”, có 19 mục:
  1. Không tôn trọng sự thực và lẽ phải.
  2. Khoe khoang và kiêu ngạo.
  3. Cố chấp và ngoan cố.
  4. Độc tôn.
  5. Kỳ thị.
  6. Tàn ác.
  7. Thiếu cao thượng và ưa chơi gác.
  8. Phe đảng.
  9. Thiển cận.
  10. Ganh ghét.
  11. Thích làm vua làm chúa.
  12. Không công tâm.
  13. Không tôn trọng luật lệ.
  14. Cướp công của người khác.
  15. Ưa nịnh bợ, tâng bốc.
  16. Thích ăn hối lộ.
  17. Tham lam.
  18. Không tôn trọng nguyên tắc và giờ giấc.
  19. Không tuân giữ các cam kết…
14- Nhà Việt Học Nguyễn Hưng Quốc, Giáo Sư tại đại học Victoria, Úc, trong bài “Người Việt Dễ Ghét” có đoạn:
Người Việt đáng yêu như thế nào? Tôi chưa bao giờ có ý định làm một cuộc điều tra thật đàng hoàng về đề tài này. Nhưng từ những gì tôi nghe từ các sinh viên cũng như bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những nét đáng yêu nhất của người Việt Nam thường được nêu lên là: vui vẻ, cởi mở và thân thiện.
Tuy nhiên, tất cả những điều kể trên chỉ là một khía cạnh. Có một khía cạnh khác, vì lịch sự, người khác ít nói; và vì tự ái, chúng ta cũng ít khi đề cập: Có vô số người chê người Việt là cục cằn, thô lỗ, ích kỷ, tham lam vặt, hay nói dối vặt, thiếu kỷ luật, thiếu lịch sự, nói chung, là… dễ ghét. Ngay chính những người được xem là “mê” Việt Nam cũng thấy điều đó. Và dĩ nhiên, với tư cách là người Việt Nam, chúng ta cũng thừa biết điều đó.
Người Việt rất đáng yêu trong quan hệ cá nhân và ở những nơi quan hệ cá nhân đóng vai trò chính: gia đình, bàn tiệc, quán nhậu, và hàng xóm. Ở những nơi đó, người Việt, nói chung, rất nhiều tình cảm và tình nghĩa. Và cũng ở những nơi đó, ít ai phàn nàn về người Việt.
Nhưng vượt ra ngoài quan hệ cá nhân thì khác. Bước vào không gian công cộng ở Việt Nam, nhất là không gian công cộng ở đâu người Việt Nam cũng dễ ghét.
Cái dễ ghét ấy có thể được nhìn thấy ngay trên các chuyến bay về Việt Nam: Theo nhận định của nhiều người vốn đi nhiều, ít có tiếp viên hàng không nào dễ ghét như tiếp viên hãng Hàng Không Việt Nam; ít có công an và nhân viên hải quan nào dễ ghét như những người làm việc tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, rất mê Việt Nam, và vì mê Việt Nam, cuối cùng, lấy vợ Việt Nam. Chính trong thời gian làm đám cưới, phải chạy vạy làm đủ các loại giấy tờ, từ hôn thú đến bảo lãnh vợ sang Úc, anh phờ phạc cả người. Quay về Úc, anh than: Chưa bao giờ anh thấy nhân viên hành chính ở đâu dễ ghét bằng các nhân viên hành chính ở Việt Nam… 
15- Ngày 22/12/2009, nhà văn Sơn Tùng, nguyên Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại viết bài “Sau Cơn Bão Tuyết”, trong có đoạn:
Từ ngày Internet được phổ biến, phương tiện truyền thông tân tiến này đã trở thành đất dụng võ của những kẻ thích chỉ trích, đả phá, phỉ báng người khác. Tác giả của những bài viết này đã trở thành quen thuộc, trong đó có những người đã bị kiện, đã bị ra tòa, hay đã bị kết án về tội phỉ báng. Có những người không ai biết nguồn gốc, nhưng cũng có những người tự khoe bác sĩ, luật sư… để viết những bài xa lạ với ngôn ngữ của người có giáo dục để đánh hạ những người họ không ưa thích.
Những loại bài này thường xuất hiện trên Internet đã khiến tôi đi đến một khám phá bất ngờ: “văn chương chửi” của người Việt Nam đứng đầu thế giới. Thật vậy, không có ngôn ngữ nào phong phú cho bằng tiếng Việt trong lãnh vực chửi rủa, đồng thời nó cũng phơi bày tâm tính của những con người hay ganh ghét, đố kỵ, gian dối, nhỏ nhen, cố chấp, ham thích hư danh nhưng sợ trách nhiệm, tìm hạnh phúc trong sự xúc phạm, hạ đạp người khác…
Tôi đã đọc cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của người Tàu tự vạch ra những “dân tộc tính” của người Tàu. Tôi ước ao một ngày nào đó có người Việt Nam can đảm viết về dân tộc tính của đồng bào mình, những người thường tự hào là có “bốn ngàn năm văn hiến”.  Chính do những dân tộc tính ấy mà đất nước Việt Nam mãi đắm chìm trong bất hạnh, chậm tiến, không cất cánh vươn lên được.
Ở thời đại nào, người Việt Nam cũng chỉ thấy khổ đau, nghèo đói, đi sau những dân tộc khác. Dù đã bỏ nước ra đi, nhiều người Việt Nam cũng không bỏ lại được những tính xấu đã ăn vào máu, đã in vào xương. Nó đã đưa đến những xào xáo trong cộng đồng, đến sự chia rẽ, phe nhóm, đố kỵ nhau, tị hiềm nhau, đánh phá nhau, vu cáo nhau, làm suy yếu cộng đồng, trong đó những kẻ chửi bới thô bạo nhất là những kẻ tự cho mình nắm độc quyền chân lý…
16- Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn (1942-) cũng định cho ra đời cuốn sách nhằm cảnh tỉnh những thói hư tật xấu của người Việt…
Tuy mỗi người nhìn và đặt vấn đề một cách khác nhau, nhưng họ có chung niềm trăn trở và chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc.
Chúng tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.
Người Việt có những tính tốt nào? Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giầu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời.
Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không liên hệ gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém. Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc. Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại suy nghĩ thiếu khoa học nên dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.
Khi trả lời phỏng vấn của đài BBC ngày 2/3/2005, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn ở Hà Nội, Biên Tập Viên nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã nói: “Cứ nói người dân mình thích đọc sách và ham học lắm, nhưng tôi có cảm tưởng không phải như thế. Thực ra, dân mình mê khoa cử, kiếm chút bằng để kiếm ăn. Sách in ra đa số nhận rất ít phản ứng… Việc đọc sách chưa được xã hội hóa, hàng tháng không có thông tin về sách mới ra, không giới thiệu, không phản hồi, không thống kê, giới viết và đọc không hội họp….
Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước… Trong khi họ mới lớp tuổi 40, 50 mà đã tự cho là “già rồi”, không thấy tự học hành lo cho chính cuộc đời của họ và xã hội mà họ đang sống. Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!!
Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí. Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Vẫn còn tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.
Người Việt có những tính xấu gì? Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần khoa học, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, nói dối quanh, ít nhận lỗi, ăn cắp vặt, tự cao, tự ti, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hẹn hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, nặng tinh thần địa phương, tôn giáo… Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, không hợp quần, không tiến nhanh lên được. Xin hiểu cho là cả một dân tộc thì có người nay người kia, nên khi nhận xét như thế không có nghĩa mọi người đều vậy hoặc một người đồng thời có tất cả những tính xấu ấy cùng lúc.
Điểm đáng nói là từ khi chủ nghĩa Cộng Sản du nhập vào Việt Nam cuối thập niên 20 của thế kỷ 20, thì sự quỷ quyệt và tàn ác của chủ nghĩa này càng làm cho những tính xấu ấy có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sự dối trá và gian ác, phi nhân và vô đạo, hà hiếp và bóc lột, tham nhũng và đục khoét của công được đưa lên cực đỉnh, trở thành thói quen, và “khôn ngoan” để tồn tại. Cảnh hàng chục, hàng trăm phụ nữ trần truồng cho ngoại nhân ngắm nghía lựa chọn trong những năm đầu thế kỷ 21, hay cảnh trường thi Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (quê hương của cụ Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh) vào năm 2006, bát nháo y như giờ ra chơi, được quay và đưa lên trang nhà nhật báo điện tử Tuổi Trẻ và biết bao chuyện bỉ ổi xảy ra hàng ngày tại Việt Nam… khiến mọi người đều cảm thấy xấu hổ cho một đất nước băng hoại trầm trọng về văn hóa, đạo đức. Những di hại này, thời hậu Cộng Sản sẽ phải mất hàng vài chục năm may ra mới dần dần tẩy xóa được.
Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng đồng của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)?
Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần thì gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.
Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái, nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.
Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế nào như ở các trường đại học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.
Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn việc lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng (nếu có là ngang với Ấn Độ). Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông. Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chật vật giải quyết. Sống trong xã hội mà dường như có khá nhiều người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!?
Chúng tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau. Chính vì những tính xấu chung này của người Việt mới nẩy sinh ra những lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, vì chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Tóm lại, “thất phu hữu trách” mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.
Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính nhiều tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Phán”đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi. Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được.
Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm giày xéo…
Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta vậy.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau.
Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Đà Nẵng… Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện.
Thật vậy, khi thấy Pháp Quốc mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp Quốc, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xộ Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế Chiến Thứ 2, thế giới có phong trào giải thực, 47 quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 3-4 triệu người và 30 năm chiến tranh. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được? Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theo kịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?
Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, gồm thêm Anh, Pháp, Nga, Đức… mặt khác, họ cố gắng học hỏi tinh hoa của các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hang với họ. Nhưng đáng tiếc, Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế Chiến Thứ 2, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 20 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
Giờ đây, vận nước Việt Nam vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân… Thật là hỡi ơi!
Vài chục năm trước, chúng tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế Chiến Thứ 2 vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sán lạn. Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép.
Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàu có”, trong khi sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà nay lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời Trung Cổ.
Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển.
Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa đã tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế Chiến Thứ 2, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.
Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào? Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, năm 2015, người Việt dù có 4,5 triệu ở hải ngoại và 90 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao.
Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng kinh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.
Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?
Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngã”, rung động như “r”… thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc lý cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều Nhạc Trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn phong cầm (organ) cho cả Âu Châu… Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, phải qua các khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh… Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn, tạp hóa… lấy công làm lời.
Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy? Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có, “hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay người Hoa được.
Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bầy cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được. Người Hoa Kỳ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng: “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác.”. Người Nhật thì chủ trương: “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách.”.
Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Tới năm 2014, gần 40 năm qua, Việt Kiều gởi về khoảng 120 tỷ đô-la Mỹ (năm 1999: 1,2 tỷ đô-la Mỹ, năm 2013: 10 tỷ đô-la Mỹ), cộng thêm một số tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp của ngoại quốc khoảng 100 tỷ đô-la Mỹ (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này) và viện trợ ODA khoảng 50 tỷ đô-la Mỹ.
Với số tiền khổng lồ khoảng 270 tỷ đô-la Mỹ, đó chưa kể Tổng Sản Lượng Quốc Dân (GDP) khoảng 2.000 tỷ đô-la Mỹ do người Việt làm ra trong thời gian này, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa.
Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác mấy với người trong nước.
Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại? Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác?
Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?
Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.
Chúng tôi xin mạo muội bầy tỏ phần nào những ưu tư đối với đất nước và dân tộc. Xin tất cả chúng ta hãy cùng thành tâm nhìn lại mình, vì tương lai đất nước, để thế hệ mai sau có được cuộc sống đáng sống hơn, hãy tự chế để bỏ dần các khuyết điểm mà tăng tiến các ưu điểm.

ĐỖ THÔNG MINH - 
-------------------------------------------

11 THOUGHTS ON “TỰ VẤN 1: NGƯỜI VIỆT MẠNH YẾU CHỖ NÀO?
  1. ”Người Nhật xấu xí?”-Nhìn thành quả xứ Nhật Ai dám bảo xấu xí?Nói chung ,ai cũng thích nhìn bề Mặt ,mà đánh giá bên trong?”Người Mỹ xấu xí?”-Bởi tự do ,quá phóng khoáng dễ để lộ bản chất[khác Nhật]-Dễ đánh giá-Cũng lại là bề Nổi sự việc?-”Người Trung quốc xấu xí?”Nhìn những việc làm tác hại từ TQ mang đến-Cũng đánh giá qua sự việc?Chung qui-Xấu xí -Đẹp đẽ từ cái nhìn khách quan..Còn mang tính chất công tội?Nếu thiên vị theo cá nhân thì lại khác?-Bênh vực lời nhẹ nhàng Có lên án cũng không gay gắt?Đó cũng là lợi hại của Người cầm bút?Quyển Sách nào cũng nêu Xấu và Tốt?Mà khi để tựa Xấu xí thì ”Viết caí Xấu ra nhiều hơn?Để mà chi?-Đả kích mang lợi ích?Rút kinh nghiệm để tự mình”Thấy đó mà sửa mình?”Hay còn ý đồ gì khác nữa?Điều đó chỉ Người cầm bút tự trả lời?Với suy nghĩ thiển cận của tôi thì..”Nước nào -con người nào cũng có Xấu và Tốt ?Vậy thì”Tốt -mon men tới..Xấu -lánh xa Ta vẫn là Ta-Tìm cái đẹp lấy làm vui!Lỡ gặp cái Xấu-Người Xấu..Tới đó hẳn hay-Tùy cơ ứng biến-Trở tay không kịp-Chịu thúc thủ”Trách nhiệm thuộc về mình”Vẫn chính với Mình là Mình!
    Quan trọng là’Trong cuộc sống-Ai cũng dễ thương!Thương không dễ khi Người đó có biểu hiện bất thường -An nguy cho ta Vậy là Lánh!Đối chọi ?”Thái quá thì”Con giun xéo quá phải quằn”Còn tranh luận?Không dám đâu?Thích nghe nhiều hơn..Đôi khi hưng phần chút đỉnh nói nhiều!Nghe mọi Người ”Cạn tàu ráo máng”cũng thích lắm!-Học hỏi mà!?Và tâm niệm ”Im lặng lắng nghe không theo Phe-Trung dung thôi!”
  2. ĐỖ THÔNG MINH nói:
    Mến gửi chị Thu Dung,
    Xin gửi chị xem phần trả lời lần thứ 3 của tôi và xin chi cho ý kiến.

    Tôi xin góp ý với ông Đỗ Thông Minh.

    1/ Về cuốn “Người Nhật Xấu Xí”.

    – Ông Đỗ Thông Minh đọc bài diễn văn của ông Bá Dương, thấy ông Bá Dương viết: “Người Nhật cũng có một quyển “Người Nhật xấu xí”. Tác giả là Đại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na. Ngài Đại sứ này (sau khi viết ra cuốn sách đó) liền bị cách chức.”
    Thế là ông Đỗ Thông Minh tin ngay, chẳng cần biết Ngài Đại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na ấy tên gì, có viết cuốn sách đó hay không, viết năm nào, nhà xuất bản nào ấn hành, và nội dung của nó ra sao. Đáng lẽ ông Đỗ Thông Minh phải truy tầm xem ông Bá Dương nói đúng hay sai, hay là ông Bá Dương nghe ai đồn rồi cứ thế mà nói.
    Trả lời:
    Ông Tuấn không là tôi mà ông biết tôi tin ngay? Xin ông đừng suy nghĩ thay tôi. Tôi ghi lại 3 nguyên văn trích dẫn, chú yếu muốn nói là có cuốn sách như thế.

    Hiểu biết của ai cũng có giới hạn và năng lực cũng có giới hạn, do đó nên khiêm nhường, nhất là khi phê bình người khác. Ông Tuấn viết như thế chứng tỏ chưa từng trải. Không phải trên đời này thấy gì cũng phải đi tra tìm tận ngn nguộn mới tin vì phần lớn đó là những điều bất khả. Mấy chục năm trước ở Nhật có cuốn “Thơì Đại Bất Xác Thực”, cho nên muốn biết xác thực không phải dễ, và xác thực có thể tương đối thôi, với người này mà không với người khác.

    Ông Tuấn chưa tìm hiểu kỹ thì đừng vội nói là “1/ Sự thật là chưa có một người Nhật nào viết bất cứ cuốn sách nào có nhan đề “Người Nhật Xấu Xí”. Chỉ có 2 cuốn sách do người nước ngoài viết về Nhật Bản.”. Như vậy vừa thiếu hiểu biết, vừa không chịu tra cứu.
    Ông xem dưới đây có phải sách do người Nhật viết và đúng tên là “Người Nhật Xấu Xí” không?
    Inline image 1
    “Người Nhật Xấu Xí” (醜い日本人 = Lậu Nhật Bản Nhân, Minikui Nihonjin của Giáo Sư 高橋敷 = Takahashi Osamu, Cao Kiếu Phu, sinh năm 1929 tại Osaka, nhà văn hóa nhân chủng, từng làm việc 8 năm ở Á C ăn Đình, Nam Mỹ, xuất bản năm 1970 và 1985, bản dịch tiếng Hoa là 丑陋的日本人= Sửu Lậu Đích Nhật Bản Nhân.)

    http://www.amazon.com/Minikui-Nihonjin-Japanese-Edition-Takahashi/dp/4562016760
    1.  – Thế rồi ông Đỗ Thông Minh lại nói rằng “Đây là một tác phẩm của Kenichi Tanaka; cũng đồng thời là luận án tốt nghiệp của anh. “

    Thế nhưng, luận án tốt nghiệp của Kenichi Tanaka là cuốn “Japan – The Strange Country” (Nhật Bản – Đất Nước Lạ Lùng), chứ không phải là “Người Nhật Xấu Xí”.

    Đáng lẽ ông Đỗ Thông Minh phải gọi đúng tên của luận án là “Japan – The Strange Country” (Nhật Bản – Đất Nước Lạ Lùng), chứ không nên gọi nó là cuốn “Người Nhật Xấu Xí”, mặc dù nội dung của nó nói đến những khía cạnh tiêu cực của nước Nhật.
    Trả lời:
    Trường hợp luận văn của Kenichi Tanaka cũng vậy, cũng thuộc thể loại “Người Nhật Xấu Xí”, khi được giới thiệu đã xếp trong thể loại này, chứ không phải không có người Nhật nào viết về thể loại này. Ông Tuấn nếu có thắc mắc thì nên hỏi hơn là kết luận theo chủ quan của mình.
    ==============

    2/ Ông Đỗ Thông Minh viết: “Năm 2002, nghe nói ở Việt Nam cũng có cuốn “Người Việt Xấu Xí” của ông Trần Quốc Vượng…”

    – Nếu chỉ “nghe nói” thì đáng lẽ không nên viết ra, mà nên đợi cho đến khi nào có đầy đủ bằng chứng rồi mới viết ra.
    Trả lời:
    Tôi nghe nói thì tôi viết là nghe nói, sao lại “không nên viết ra”? Những điều viết và nhận định sai của ông thi ông nghĩ sao? Có nên viết ra không? Có quy tắc nào về việc thông tin như trường hợp này không, mà nên với không nên?
    3/ Ông Đỗ Thông Minh viết: “Từ năm 2003, Giáo Sư Khảo Cổ kiêm Cổ Sử Trần Quốc Vượng (1934-2005) định viết cuốn “Những Thói Hư Tật Của Người Việt Nam Trước Công Cuộc Đổi Mới”, nhưng còn đang giai đoạn chờ duyệt nội dung thì đã mất.”

    – Điều này không có bằng chứng cụ thể, thì đáng lẽ cũng không nên viết ra.
    Trả lời:
    Sao ông Tuấn biết “không có bằng chứng cụ thể”? Tôi đọc tin trong nước, có bằng chứng cụ thể, tôi thấy như vậy và viết đúng như vậy, cho thấy 1 tác phẩm đang thai nghén nhưng không có cơ hội hoàn thành vì tác giả qua đời, và điều muốn nói là ông Vượng rõ ràng cũng có ý viết về tật xấu của người Việt.
    ===============
    4/ Ông Đỗ Thông Minh cũng nhắc đến cuốn “Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp”, nhưng lại không cho biết nhan đề nguyên tác là gì, tác giả là ai, xuất bản năm nào, ở đâu. Nếu không rõ xuất xứ của cuốn này, thì không nên viết ra.
    Trả lời:
    <em>Tôi liệt kê hàng chục các tác phẩm hay bài liên hệ, tôi không làm việc điểm sách ở đây. Ông chen vào, đề nghị và khoe kiến thức, cũng chỉ nói qua 2 cuốn chứ không khả năng nói hết hàng chục cuốn và bài viết tôi đưa ra.
    ===============
    ĐỀ NGHỊ:

    Ở đoạn:
    “Thế giới đã có các cuốn “Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp”, “Người Nhật Xấu Xí”, “Người Mỹ Xấu Xí” và mới đây có cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương, do ông Nguyễn Hồi Thủ ở Pháp dịch ra tiếng Việt…”

    – Có lẽ nên thêm năm xuất bản và tên tác giả vào sau những cuốn “Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp” (năm???, của ???), “Người Nhật Xấu Xí” (năm???, của ???), và “Người Mỹ Xấu Xí” (1958, của Eugene Burdick và William Lederer).
    – Nếu chưa xác định được xuất xứ của cuốn nào, thì không nên nhắc đến cuốn đó.
    Trả lời:
    Như trên, là tôi không làm việc giới thiệu sách.

    – – – – –

    Góp ý với ông Hoàng Ngọc- Tuấn: Đọc qua cách góp ý của ông Hoàng Ngọc- Tuấn tôi thấy không phải là nhà phê bình có trình độ. Cả bài viết như vậy ông không đi vào nội dung, chỉ bắt bẻ những chuyện lặt vặt không đáng kể. Điều ông nói tôi sai thì lại chính ông sai. Bài viết cơ bản của tôi đưa lên mạng trên 12 năm nay, có thể nói hàng trăm ngàn người đã đọc, chẳng ai thắc mắc và nói sai như ông Tuấn cả!
    Có chỗ ông Tuấn viết:
    Nội dung bài này rất hay, nhưng nếu tránh được những lỗi kỹ thuật ở một số chi tiết (về xuất xứ các tác phẩm, như tôi đã góp ý), thì những chi tiết ấy sẽ khả tín hơn.

    Ông Tuấn dùng chữ “kỹ thuật” ở đây hoàn toàn không chỉnh, sao lại có “kỹ thuật” ở đây? Chỉ có thể dùng là các thông tin hay chi tiết liên hệ… mà thôi.
    Chúc ông Hoàng Ngọc -Tuấn và các anh chị đọc những thông tin này 1 năm mới an khang, thịnh vượng và hạnh phúc.
    Đ T Minh
    • Thưa Thầy , ý kiến riêng của em là :
      Tranh luận học thuật thì phải đi đến cùng, nếu không thì hoàn toàn vô ích, Vì thế em tôn trọng tất cả mọi ý kiến và chỉ làm nhiệm vụ người liên lạc kết nối mọi thông tin . 
      Xin để các độc giả có kết luận cuối cùng .
      Tương Tri rất vinh dự khi được thầy cộng tác.
      Kính chúc thầy vui, khỏe
  3. ĐỖ THÔNG MINH nói:
    Mến gửi chị Thu Dung,
    Bài “Tự Vấn 1″ viết trên 12 năm qua và lâu lâu được bổ sung.
    Ông Hoàng Ngọc Tuấn viết:

    1/ Ông Đỗ Thông Minh chỉ lập lại những gì tác giả Doãn Ngọc Thuý đã viết.
    Trả lời:
    Tôi không biết tác giả Doãn Ngọc Thuý, trùng hợp 1 chut nếu có là sự ngẫu nhiên.
    Kiến thức đều từ học hỏi của thiên hạ, trong 1 bài viết dài 20 trang sách, nếu có “chỉ lập lại” 1 câu thì có gì đáng nói. Những gì ông Tuấn viết lâu nay có lập lại của người khác hay tất cả là sáng tác mới của ông, chưa từng ai nói tới?
    2/ Cả hai tác giả Doãn Ngọc Thuý và Đỗ Thông Minh đều không cho biết: Tác giả của những cuốn “Lịch sử những thói xấu của người Pháp”, “Người Nhật xấu xí,” “Người Mỹ xấu xí” là ai? Những cuốn ấy có nhan đề nguyên tác là gì? Xuất bản năm nào? Do ai xuất bản? Có nội dung là gì?
    Trả lời:
    Bài viết của tôi liệt kê rất nhiều cuốn sách và bài viết khác không phải để đi sâu vào nhưng thứ ấy. Bài viết của tôi đã khá dài nên được tập trung vào điều tôi muốn nêu lên.
    Tôi không làm công việc giới thiệu bằng ấy cuốn sách 1 lúc. Ông Tuấn thích thì xin ông hãy làm.
    Đó là ý kiến của tôi.
    Trong thư đầu ông Tuấn nói không có cuốn “Người Nhật Xấu Xí”, vậy kết luận là có hay không? Không thấy ông Tuấn nhắc tới thư phản hồi của tôi mà đi qua 1 vấn đề khác (trích dẫn 1 câu khác)?

    Nhờ chị Thu Dung đưa lên giùm.
    Mến chúc chị Thu Dung và độc giả cùng ông Tuấn luôn vui mạnh.
    Đ. T. Minh
  4. Hoàng Ngọc-Tuấn nói:
    Tôi xin góp ý với ông Đỗ Thông Minh.
    1/ Về cuốn “Người Nhật Xấu Xí”.
    – Ông Đỗ Thông Minh đọc bài diễn văn của ông Bá Dương, thấy ông Bá Dương viết: “Người Nhật cũng có một quyển “Người Nhật xấu xí”. Tác giả là Đại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na. Ngài Đại sứ này (sau khi viết ra cuốn sách đó) liền bị cách chức.”
    Thế là ông Đỗ Thông Minh tin ngay, chẳng cần biết Ngài Đại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na ấy tên gì, có viết cuốn sách đó hay không, viết năm nào, nhà xuất bản nào ấn hành, và nội dung của nó ra sao. Đáng lẽ ông Đỗ Thông Minh phải truy tầm xem ông Bá Dương nói đúng hay sai, hay là ông Bá Dương nghe ai đồn rồi cứ thế mà nói.
    – Thế rồi ông Đỗ Thông Minh lại nói rằng “Đây là một tác phẩm của Kenichi Tanaka; cũng đồng thời là luận án tốt nghiệp của anh. “ 
    Thế nhưng, luận án tốt nghiệp của Kenichi Tanaka là cuốn “Japan – The Strange Country” (Nhật Bản – Đất Nước Lạ Lùng), chứ không phải là “Người Nhật Xấu Xí”.
    Đáng lẽ ông Đỗ Thông Minh phải gọi đúng tên của luận án là “Japan – The Strange Country” (Nhật Bản – Đất Nước Lạ Lùng), chứ không nên gọi nó là cuốn “Người Nhật Xấu Xí”, mặc dù nội dung của nó nói đến những khía cạnh tiêu cực của nước Nhật.
    ==============
    2/ Ông Đỗ Thông Minh viết: “Năm 2002, nghe nói ở Việt Nam cũng có cuốn “Người Việt Xấu Xí” của ông Trần Quốc Vượng…”
    – Nếu chỉ “nghe nói” thì đáng lẽ không nên viết ra, mà nên đợi cho đến khi nào có đầy đủ bằng chứng rồi mới viết ra.
    ===============
    3/ Ông Đỗ Thông Minh viết: “Từ năm 2003, Giáo Sư Khảo Cổ kiêm Cổ Sử Trần Quốc Vượng (1934-2005) định viết cuốn “Những Thói Hư Tật Của Người Việt Nam Trước Công Cuộc Đổi Mới”, nhưng còn đang giai đoạn chờ duyệt nội dung thì đã mất.”
    – Điều này không có bằng chứng cụ thể, thì đáng lẽ cũng không nên viết ra.
    ===============
    4/ Ông Đỗ Thông Minh cũng nhắc đến cuốn “Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp”, nhưng lại không cho biết nhan đề nguyên tác là gì, tác giả là ai, xuất bản năm nào, ở đâu. Nếu không rõ xuất xứ của cuốn này, thì không nên viết ra.
    ===============
    ĐỀ NGHỊ:
    Ở đoạn:
    “Thế giới đã có các cuốn “Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp”, “Người Nhật Xấu Xí”, “Người Mỹ Xấu Xí” và mới đây có cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương, do ông Nguyễn Hồi Thủ ở Pháp dịch ra tiếng Việt…”
    – Có lẽ nên thêm năm xuất bản và tên tác giả vào sau những cuốn “Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp” (năm???, của ???), “Người Nhật Xấu Xí” (năm???, của ???), và “Người Mỹ Xấu Xí” (1958, của Eugene Burdick và William Lederer).
    – Nếu chưa xác định được xuất xứ của cuốn nào, thì không nên nhắc đến cuốn đó.
  5. ĐỖ THÔNG MINH nói:
    Xin đọc kỹ bài bổ sung trên và những câu trả lời của tôi .
  6. ĐỖ THÔNG MINH nói:
    Tôi xin trả lời:
    1. Hoàng Ngọc-Tuấn nói:
    25/02/2015 lúc 02:57
    Ông Đỗ Thông Minh viết: “Ðã từng có cuốn “Người Nhật Xấu Xí,” “Người Mỹ Xấu Xí” và mới đây có cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương… Năm 2002, nghe nói ở Việt Nam cũng có cuốn “Người Việt Xấu Xí” của ông Trần Quốc Vượng…” Ông Đỗ Thông Minh viết chỉ mấy câu đó thôi mà đã sai khá nhiều:
    1/ Sự thật là chưa có một người Nhật nào viết bất cứ cuốn sách nào có nhan đề “Người Nhật Xấu Xí”. Chỉ có 2 cuốn sách do người nước ngoài viết về Nhật Bản.
    – Cuốn 新丑陋的日本人 : 近距离观察, 解剖式批判 (Tân sửu lậu đích Nhật Bản nhân : Cận cự ly quan sát, giải phẫu thức phê phán) của một người Tàu lấy bút danh là 金文学 Kim Văn Học, sinh năm 1962 tại thị xã 沈阳 Trầm Dương, tình 辽宁 Liêu Ninh. Cuốn này được ấn hành năm 2008 bởi 金城出版社 Kim Thành xuất bản xã, thuộc 国家保密局 Quốc Gia Bảo Mật Cục (Cục An Ninh Quốc Gia) của Trung Cộng. Tác giả Kim Văn Học này chuyên viết những cuốn sách bôi nhọ Nhật Bản và Nam Hàn.
    – Cuốn “The Ugly Japanese: Nippon’s Economic Empire in Asia” (1993) của tác giả người Đức Friedemann Bartu. Đó là một cuốn sách về kinh tế, phân tích và nhận rằng sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản là dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động từ các nước nhược tiểu. Năm 1994, cuốn này được dịch sang tiếng Nhật bới hai dịch giả Taichi Sakaiya và Motoko Kita.
    – – – – –
    Trả lời:
    a-
    PHẦN I: CÁC BÀI NÓI CHUYỆN
    NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

    Diễn văn đọc tại Đại học Iowa (Iowa), ngày 24/09/1984.
    Đã nhiều năm nay tôi muốn viết một quyển sách dưới tên gọi “Người Trung Quốc xấu xí”. Tôi nhớ quyển sách “Người Mỹ xấu xí” sau khi viết xong đã được Quốc vụ viện Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách lược của mình. Người Nhật cũng có một quyển “Người Nhật xấu xí”. Tác giả là Đại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na. Ngài Đại sứ này (sau khi viết ra cuốn sách đó) liền bị cách chức. Đấy có lẽ là cái khác nhau giữa Đông phương và Tây phương. Trung Quốc so sánh với Nhật Bản có lẽ còn kém một bậc. Giả thử tôi viết quyển sách này, có nhiều khả năng các vị phải vào tận nhà lao để đưa cơm cho tôi…
    b-
    Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/ dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…”
    c-
    NGƯỜI NHẬT XẤU XÍ…
    Đây là một tác phẩm của Kenichi Tanaka; cũng đồng thời là luận án tốt nghiệp của anh. Anh thực hiện tác phẩm này với mục đích khiến cho người Nhật hiểu rõ hơn về những gì diễn ra hàng ngày tại Nhật Bản. Vì vậy, ở đây anh đặc biệt đưa ra những khía cạnh tiêu cực của đất nước này. Bởi những khía cạnh tích cực thì ai cũng có thể thấy được rất nhiều qua các phương tiện thông tin. Cái Tanaka muốn làm là thay đổi những gì “xấu xí” của con người Nhật Bản. Và cách anh chọn là cách mạnh mẽ nhất, thay vì nói “Bạn nên thế này, bạn nên thế kia…”.
    2/ Cuốn “Người Mỹ Xấu Xí” tức là cuốn tiểu thuyết “The Ugly American” (1958) của Eugene Burdick và William Lederer, được dựng thành cuốn phim “The Ugly American” (1963) bởi đạo diễn George Englund. Cuốn tiểu thuyết này không nói rằng “người Mỹ” nói chung (số nhiều / AmericanS) là xấu xí, mà chỉ mô tả tính cách của một người Mỹ (số ít = American) tức là kỹ sư Homer Atkins. Khi sống ở Mỹ thì Homer Atkins rất bình dị và sẵn sàng chịu lấm tay để làm bất cứ việc gì hữu ích, nhưng khi sang làm việc tại một nước giả tưởng tên là Sarkhan ở “Đông Nam Á” trong những năm cuối thập niên 40 – đầu thập niên 50, thì Homer Atkins lại trở nên kiêu ngạo, ồn ào và phô trương, không chịu khiêm tốn quan sát để hiểu đời sống văn hoá địa phương ở đó.
    Trả lời: Ai cũng biết là có cuốn này.
    3/ Ông Trần Quốc Vượng chưa bao giờ xuất bản cuốn sách nào mang tên là “Người Việt Xấu Xí”.

    Trả lời:
    Năm 2002, nghe nói ở Việt Nam cũng có cuốn “Người Việt Xấu Xí” của ông Trần Quốc Vượng…
    Đây là đoạn viết cũ, khi đó tôi nghe tin ông Trần Quốc Vượng đang biên soạn và dự trù cho xuất bản.
    Xin lưu ý tôi dùng từ “nghe nói” vì tôi biết được nhưng chuẩn bị của ông Vượng.
    Đây là bản viết sau đã bổ chính (in trong “5 Điều Tâm Cảm – 10 Điều Tự Vấn”, xuất bản năm 2014):
    12- Từ năm 2003, Giáo Sư Khảo Cổ kiêm Cổ Sử Trần Quốc Vượng (1934-2005) định viết cuốn “Những Thói Hư Tật Của Người Việt Nam Trước Công Cuộc Đổi Mới”, nhưng còn đang giai đoạn chờ duyệt nội dung thì đã mất.
    Cái tên “Người Việt Xấu Xí” để trong ngoặc kép là để chỉ chung loại sách trong khuynh hướng đó. Nên đoạn văn ấy là những gì chúng tôi thu thập được.
    =======
    Tôi tự hỏi: có lẽ cái tính “viết mà không chịu tra cứu” và “đọc mà không chịu tra cứu” là một trong những tính “xấu xí” của người Việt chăng?
    Vậy thì tôi có đọc và tìm hiểu chứ không phải viết-đọc mà không tra cứu.
    Xin chi đưa lên và tôi sẵn sàng trả lời tiếp.
    Mến chúc vui mạnh.
    Đ T Minh
  7. Hoàng Ngọc-Tuấn nói:
    Nội dung bài này rất hay, nhưng nếu tránh được những lỗi kỹ thuật ở một số chi tiết (về xuất xứ các tác phẩm, như tôi đã góp ý), thì những chi tiết ấy sẽ khả tín hơn.
  8. Hoàng Ngọc-Tuấn nói:
    Ông Đỗ Thông Minh viết: “Thế giới đã có các cuốn “Lịch Sử Những Thói Xấu Của Người Pháp”, “Người Nhật Xấu Xí”, “Người Mỹ Xấu Xí” và mới đây có cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương, do ông Nguyễn Hồi Thủ ở Pháp dịch ra tiếng Việt…”
    Năm 2007, tác giả Doãn Ngọc Thuý ở Singapore đã từng viết trên Talawas: “Đã có các cuốn Lịch sử những thói xấu của người Pháp, Người Nhật xấu xí, Người Mỹ xấu xí, rồi Người Trung Quốc xấu xí… ra đời và luôn được độc giả nước họ hưởng ứng.”
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11513&rb=08
    1/ Ông Đỗ Thông Minh chỉ lập lại những gì tác giả Doãn Ngọc Thuý đã viết.
    2/ Cả hai tác giả Doãn Ngọc Thuý và Đỗ Thông Minh đều không cho biết: Tác giả của những cuốn “Lịch sử những thói xấu của người Pháp”, “Người Nhật xấu xí,” “Người Mỹ xấu xí” là ai? Những cuốn ấy có nhan đề nguyên tác là gì? Xuất bản năm nào? Do ai xuất bản? Có nội dung là gì?
    Việc liệt kê những nhan đề sách (thiếu các chi tiết về tác giả và xuất xứ) như thế thì không hữu ích, vì độc giả không thể biết rằng những cuốn ấy có thật hay không, của tác giả nào, nội dung là gì, và cũng không thể có cách nào tìm ra nguyên tác để đọc.
    Riêng về hai cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” và “Người Mỹ Xấu Xí” thì tôi xin cung cấp thêm thông tin về xuất xứ và nội dung như sau:
    – Cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” 醜陋的中國人(Xú Lậu Đích Trung Quốc Nhân) là của ông 柏楊 Bá Dương, người Đài Loan, do nhà xuất bản Viễn Lưu 遠流 ấn hành năm 1985, nói về những thói tật xấu xí trong tính cách của người Trung Quốc.
    – Cuốn “Người Mỹ Xấu Xí” tức là cuốn tiểu thuyết “The Ugly American” (1958) của Eugene Burdick và William Lederer, được dựng thành cuốn phim “The Ugly American” (1963) bởi đạo diễn George Englund. Cuốn tiểu thuyết này không nói rằng “người Mỹ” nói chung (số nhiều / AmericanS) là xấu xí, mà chỉ mô tả tính cách của một người Mỹ (số ít = American) tức là kỹ sư Homer Atkins. Khi sống ở Mỹ thì Homer Atkins rất bình dị và sẵn sàng chịu lấm tay để làm bất cứ việc gì hữu ích, nhưng khi sang làm việc tại một nước giả tưởng tên là Sarkhan ở “Đông Nam Á” trong những năm cuối thập niên 40 – đầu thập niên 50, thì Homer Atkins lại trở nên kiêu ngạo, ồn ào và phô trương, không chịu khiêm tốn quan sát để hiểu đời sống văn hoá địa phương ở đó.
    • ĐỖ THÔNG MINH nói:
      Mến gửi chị Thu Dung,
      Bài “Tự Vấn 1” viết trên 12 năm qua và lâu lâu được bổ sung.
      Ông Hoàng Ngọc Tuấn viết:

      1/ Ông Đỗ Thông Minh chỉ lập lại những gì tác giả Doãn Ngọc Thuý đã viết.
      Trả lời:
      Tôi không biết tác giả Doãn Ngọc Thuý, trùng hợp 1 chut1 nếu có là sự ngẫu nhiên.
      Kiến thức đều từ học hỏi của thiên hạ, trong 1 bài viết dài 20 trang sách, nếu có “chỉ lập lại” 1 câu thì có gì đáng nói. Những gì ông Tuấn viết lâu nay có lập lại của người khác hay tất cả là sáng tác mới của ông, chưa từng ai nói tới?

      2/ Cả hai tác giả Doãn Ngọc Thuý và Đỗ Thông Minh đều không cho biết: Tác giả của những cuốn “Lịch sử những thói xấu của người Pháp”, “Người Nhật xấu xí,” “Người Mỹ xấu xí” là ai? Những cuốn ấy có nhan đề nguyên tác là gì? Xuất bản năm nào? Do ai xuất bản? Có nội dung là gì?
      Trả lời:
      Bài viết của tôi liệt kê rất nhiều cuốn sách và bài viết khác không phải để đi sâu vào nhưng thứ ấy. Bài viết của tôi đã khá dài nên được tập trung vào điều tôi muốn nêu lên.
      Tôi không làm công việc giới thiệu bằng ấy cuốn sách 1 lúc. Ông Tuấn thích thì xin ông hãy làm.
      Đó là ý kiến của tôi.
      Trong thư đầu ông Tuấn nói không có cuốn “Người Nhật Xấu Xí”, vậy kết luận là có hay không? Không thấy ông Tuấn nhắc tới thư phản hồi của tôi mà đi qua 1 vấn đề khác (trích dẫn 1 câu khác)? 

      Nhờ chị Thu Dung đưa lên giùm.
      Mến chúc chị Thu Dung và độc giả cùng ông Tuấn luôn vui mạnh.
      Đ. T. Minh
      ----------------------------------------------------------------------
      **Source: https://tuongtri.com/2015/02/25/tu-van-1-nguoi-viet-manh-yeu-cho-nao/comment-page-1/