Sunday, May 8, 2016

Galileo Galilei

** Galileo - Victim or Villain?  by Jason Winschel
http://archives.sspx.org/against_sound_bites/galileo_victim_or_villain.pdf 


**Twisting the Knife by Will Milan

If you ask people what Galileo Galilei is famous for, most will say that he invented the telescope, used it to prove the earth goes around the sun, and that the Catholic Church condemned him for his discoveries. That much is common knowledge, no? 
In fact, none of those things is true. 
Galileo did not invent the telescope. When and where the telescope was invented is not certain, but what is certain is that in 1609 Galileo heard about the new invention and made one for himself. Soon he turned it on the heavens, and it was at that moment that his destiny turned to fame. 

Every night brought new discoveries. He discovered that the Milky Way is not a soft band of light but a cloud of millions and millions of stars, that the moon is covered with craters, that Venus has phases like the moon, even that the sun has spots on its face. (Looking at the sun through a telescope is probably what doomed Galileo to blindness later in his life.) Excited beyond measure by his discoveries, Galileo in 1610 published a little book, Siderius Nuncius (The Starry Messenger), detailing his discoveries. The Starry Messenger made Galileo an overnight celebrity, and his discoveries did not go unnoticed by officials of the Catholic Church, many of whom were scholarly individuals with an interest in the sciences. Some of the leading cardinals of the Church were fellow members of the scientific society to which Galileo belonged and took great interest and pride in the discoveries of their most famous member. 

The Church lauded Galileo publicly. He had a friendly audience with Pope Paul V, and in 1611 the Jesuit Roman College held a day of ceremonies to honor Galileo. When in 1614 a Dominican monk criticized Galileo from the pulpit, the leader of the Dominicans reprimanded the monk and apologized to Galileo on behalf of the entire order. What did get Galileo into a bit of hot water with the Church was a conclusion he drew from one of his telescopic discoveries: He discovered that Jupiter has four moons that orbit around it just as the moon does the earth. He was fascinated by this, and from this and from observing the phases of Venus (which indicated that Venus orbits the sun, not the earth) he concluded that the earth goes around the sun (a view known as heliocentrism), not the sun around the earth (known as geocentrism). 

Today Galileo's conclusion seems obvious. But it was not obvious at the time, and the truth is that Galileo was jumping to conclusions unsupported by the facts. The fact that four moons orbit Jupiter does not in any way prove that the earth goes around the sun and neither does the fact that Venus shows phases as it orbits the sun. 

A popular theory at the time (known as the Tychoan theory after Tycho Brahe, the famous Danish astronomer who had formulated it) proposed that all the planets orbit the sun, and the sun with its retinue of planets then orbits the earth. This theory explained Galileo's observations quite well, and many pointed that out to Galileo. But Galileo insisted that what he had found was proof of the earth orbiting the sun. He eventually turned out to be right, but what he had at the time was not proof. 

It was that lack of proof, along with his own abrasive personality, that precipitated his troubles with the Church. Galileo was known for his arrogant manner, and during his career there was a great number of people whom he had slighted, insulted, or in some way made into enemies. In 1615 some of them saw a chance to get back at Galileo by accusing him of heresy for his assertion that heliocentrism was proven fact. So it was that the Church was prompted to inquire whether Galileo was holding views contrary to Scripture. 
It must be pointed out that at the time the Church did not have an official position on whether the sun goes around the earth or vice versa. Though geocentrism was the prevailing view, both views were widely held, and it was a matter of frequent debate among the science-minded. 

Indeed, most of the resistance to heliocentrism came not from the Church but from the universities. Within the Church some believed heliocentrism to be contrary to the Bible, others believed it was not. In fact, Galileo had wide support within the Church, and Jesuit astronomers were among the first to confirm his discoveries. 
So when Galileo was accused of statements contrary to Scripture, the matter was referred to Robert Cardinal Bellarmine, the Church's Master of Controversial Questions (quite a tide, isn't it?). After careful study of the matter and of Galileo's evidence, Cardinal Bellarmine—who later was canonized and made a doctor of the Church—concluded that Galileo had not contradicted Scripture. But he did admonish Galileo not to teach that the earth moves around the sun unless he could prove it. Not an unreasonable admonition, really, but it had the effect of muzzling Galileo on the matter, because by then he realized he really did not have proof, though he still thought he was right. 

And so Galileo chafed under the cardinal's admonition for most of a decade, until in 1623 the luckiest event in his life occurred: Maffeo Cardinal Barberini, a member of Galileo's scientific society and a great fan of Galileo, became Pope Urban VIII. 
This was Galileo's dream come true: a pope who was learned in the sciences, who not only had read all of Galileo's works but was a friend and admirer as well. Galileo soon was summoned to Rome for an audience with the Pope to discuss the latest in astronomy, and Galileo took the opportunity to ask the Pope for his blessing to write a book about the motions of the solar system. 

Pope Urban VIII readily agreed to Galileo's request, with one condition: The book must present a balanced view of both heliocentrism and geocentrism. The Pope also asked Galileo to mention the Pope's personal view of the matter, which was that bodies in the heavens perhaps move in ways that are not understood on earth (not an unreasonable view at the time). Galileo agreed, and set forth to write his book. 
Had Galileo written his book as promised there would have been no problem. But as he had many times before, Galileo was bent not only on arguing his case but on humiliating those who disagreed with him, and he wrote a book far different from what he had promised. 

As was common at the time, he wrote the book in the form of a discussion among three men: one a proponent of heliocentrism, one a proponent of geocentrism, and an interested bystander. Unfortunately, the "dialogue" was one-sided— Galileo portrayed the proponent of heliocentrism as witty, intelligent, and well-informed, with the bystander often persuaded by him, while the proponent of geocentrism (whom Galileo named "Simplicius") was portrayed as slow-witted, often caught in his own errors, and something of a dolt. This was hardly a balanced presentation of views. 

But Galileo's greatest mistake was his final twisting of the knife: He fulfilled his promise to mention the Pope's view of the matter, but he did so by putting the Pope's words in the mouth of the dim-witted Simplicius. This was no subtle jab— the Pope's views were well-known, and everyone immediately realized that it was a pointed insult. This was too much for the Pope to bear. He was furious, and Galileo was summoned to Rome to explain himself. 
This time things did not go well for Galileo. He was charged with a number of offenses, and though he was not imprisoned or tortured, he was shown the implements of torture. Galileo, by then an old man, was terrified and agreed to something of a plea bargain: In return for publicly recanting his heliocentric view, he was allowed to return home with a sentence of permanent house arrest. He lived out his remaining years in his home, eventually going blind. Curiously, it was during his years of house arrest that he wrote his finest work, a book dealing with motion and inertia, that is a cornerstone of modern physics. 

It's interesting to note that during all of Galileo's conflicts with the Church, other astronomers, including the equally famous Johannes Kepler, were openly writing and teaching heliocentrism. Kepler even worked out and published the equations that describe the orbits of the planets about the sun. Yet he never had the problems Galileo did, in part because he had less to do with the Catholic Church but also because he did not have Galileo's biting arrogance. 

So it was that Galileo's spiteful manner, his knack for turning even his best friends into enemies, repeatedly got him in trouble. His accomplishments cannot be overstated—Galileo is truly one of the giants of science—but in recounting his famous run-in with the Church, it's also important to remember that the root of his problems were not his scientific views but his own unbridled arrogance. 

****Wil Milan is an astrophotographer based in Arizona. Though he is not a Catholic, he takes great interest in the; history of astronomy. Some of his work can be seen on : the World Wide Web at www.astrophotographer.com.
---------------------------------------------------------
Source: https://www.catholicculture.org/culture/library/view.cfm?recnum=1370

Wednesday, May 4, 2016

Công cuộc mở đất Aiaru - Phú Yên (1597 – 1611)



Nguồn ảnh: inrasara.com
Nguồn ảnh: inrasara.com

1. Sự kiện Nguyễn Hoàng vào Nam và vùng đất Phú Yên
Lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử cuộc mở cõi về phương Nam nói riêng xem việc Nguyễn Hoàng vào Nam năm 1558 là một cột mốc lịch sử rất quan trọng. Biên niên sử nhà Nguyễn – Đại nam Thực Lục ghi lại một biểu dâng của Trịnh Kiểm lên vua Lê về sự kiện này như sau: “…Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân và của do đấy mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn. Nay lòng dân hãy còn tráo trở, nhiều kẻ vượt biển đi  theo  họ  Mạc,  sợ  có  kẻ  dẫn  giặc  về  cướp,  ví  không  được  tướng  tài  trấn thủ vỗ yên thì không thể xong. Đoan quận công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược, có thể sai đi trấn ở đấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng  nhau  giúp  sức  thì  mới  đỡ  lo  đến  miền  Nam…”[1].
Sau bức công văn này, Nguyễn Hoàng và tùy tùng của mình vào Nam, một phần để tránh xa khỏi tầm kiểm soát của Trịnh Kiểm, phần khác muốn xây dựng giang san riêng cho mình để ngày càng thoát ra khỏi ảnh hưởng của các chúa Trịnh. Nguyễn Hoàng đã tiến hành thu phục nhân tâm, khuyến khích và tổ chức các lưu dân đến định cư trên vùng đất Thuận – Quảng, tổ chức sản xuất, thúc đẩy ngoại thương và dần dần xây dựng các thiết chế tư tưởng, chính trị, kinh tế mới hầu thoát ra khỏi ảnh hưởng của chúa Trịnh.
Khi đã đủ thực lực để chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn Hoàng đã tiến hành xây dựng một vương quốc riêng cho mình, hầu làm đối trọng với chúa Trịnh dưới danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”. Nguyễn Hoàng và các chúa về sau một mặt lo chống cự với chúa Trình ở Đàng Ngoài mặc khác chuẩn bị lo thực hiện công cuộc mở đất về Nam, nhầm đáp ứng các yêu cầu của sự trường tồn và phát triển của gia tộc nói riêng và dân tộc nói chung.
Lúc bấy giờ, ranh giới giữa Đại Việt và Champa là đèo Cù Mông (ngày nay là ranh giới tự nhiên giữa Bình Định và Phú Yên), trong khi đó, nước Champa ở phía Nam tiếp tục suy yếu. Vùng đất phía Nam đèo Cù Mông bấy giờ được người Chăm gọi là Aiaru, đây có thể là một tiểu quốc của Champa nhưng cũng đôi lúc thuộc tiểu quốc Kauthara (Khánh Hòa) của vương quốc Champa, vùng đất này có ranh giới phía Bắc là đèo Cù Mông (giáp Bình Định) và phía Nam là đèo Cả (giáp Khánh Hòa) mà ngày nay chính là vùng đất Phú Yên.  
Vùng đất ấy, lần đầu tiên được sử liệu Việt Nam nhắc đến với tên gọi nước Hoa Anh mà ngày nay còn di chỉ khảo cổ học Thành Hồ. Năm 1471, sau khi chinh phạt Champa, sát nhập vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Định ngày nay vào lãnh thổ Đại Việt, vua Lê Thánh Tông chia vùng phía Nam làm ba vùng: một vùng lãnh thổ còn lại của người Champa do một hàng tướng người Chăm là Bồ Trì Trì nắm giữ ở tại Panduranga (nay là Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), một vùng là nước Nam Bàn ở phía Tây nước Hoa Anh (nay là Bắc Tây Nguyên) do hai tiểu vương mà sử Việt gọi là Thủy Xá và Hỏa Xá đứng đầu, và thứ ba là nước Hoa Anh do Hoa Anh vương đứng đầu ở phía Nam Đại Việt, tiểu quốc này có thể là vùng đất Aiaru hay Phú yên ngày nay[2].
Vùng đất này, ngày xưa là một khu vực quan trọng của người Chăm, nơi có lịch sử thương mại trao đổi hàng hóa với khu vực rừng núi phía Tây, nơi định cư của người bản địa Tây Nguyên ngày nay, trong đó có xứ sở của vua Lửa – vua Nước của người Jarai. Vùng đồng bằng của xứ ấy, được con sông Ba (con sông dài nhất Tây Nguyên chảy xuống Phú Yên, đổ ra cửa biển Tuy Hòa) bồi đắp, nay chính là vựa lúa lớn nhất vùng Nam Trung Bộ. Phía Đông xứ ấy là biển, nơi cư dân Champa cổ chuyên hoạt động nghề thủy sản và thương mại với phố cổ Chợ Dinh nổi tiếng một thời (năm ngay dưới chân tháp Nhạn thuộc thành phố Tuy Hòa ngày nay) chỉ đứng sau thương cảng Hội An và Thị Nại.
2. Lương Văn Chánh và công cuộc di dân đầu tiên vào đất Aiaru (Phú Yên sau này)
 Đến trước khi Nguyễn Hoàng vào Nam, vùng đất này vẫn thuộc Champa, mãi cho đến năm 1611, vùng đất này mới chính thức thuộc về Đàng Trong. Nhưng trước đó hơn mười năm và còn lâu hơn thế nữa, những cư dân người Việt đầu tiên đã đến đây, do công cuộc tổ chức di dân của chúa Nguyễn, mà Lương Văn Chánh là người phụ trách.
Thời điểm những năm 90 của thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Hoàng ở Thăng Long, nhưng ông vẫn rất quan tâm đến vùng đất phương Nam. Lúc bấy giờ, Lương Văn Chánh, hiện là Tri huyện Tuy Viễn. Nhận thấy được tài năng của con người này, chúa Nguyễn Hoàng, với tư cách Tổng trấn Thuận – Quảng, ra sắc chỉ ngày mồng 6 tháng 2 năm 1597, ra lệnh cho Lương Văn Chánh đem dân vào khai khẩn vùng đất tiếp giáp ở phía Nam huyện Tuy Viễn, bên kia đèo Cù Mông, tức là tỉnh Phú Yên ngày nay[3].
Lệnh chỉ của Nguyễn Hoàng ghi rõ: “…Thị Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh năng tòng quân nhật cửu hữu công, quyền Tuy Viễn huyện, An Biên trấn văn: Liệu suất Bà Thê xã trục hạng nhân số tịch khách hộ các thôn phường tòng hành ứng vụ nhưng xuất thủ khách hộ nhân dân tựu Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Niễu đẳng xứ thượng chí nguồn di, hạ chí hải khấu, kết lập gia cư địa phận khai canh hoang nhàn điền thổ thành thục liễm thuế như lệ. Nhược chủ sự nhiễu dân, khám đắc xử tội. Tư thị”.
Sắc chỉ trên viết bàng tiếng Hán, ở trên là phiên âm hán ngữ. dịch ra đại ý có nội dung như sau: “Nay báo cho Phù Nghĩa Hầu lương Văn Chánh , tòng quân lâu ngày có công, quyền ở huyện Tuy Viễn, trấn An Biên rằng: liệu suất kiểm kê hộ tịch các thôn phường ở Bà Thê xã, đến các vùng Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Niễu, trên từ vùng cao của di, dưới đến tận vùng biển, kết lập gia cư, thôn làng khai canh, phát điền thu thuế. Không được nhũng nhiễu dân, nếu không thì xử tội, nay chiếu”.
Như vậy, trước năm 1611, khoảng 14 năm, những lưu dân đầu tiên đã được tổ chức di dân vào vùng đất Phú Yên để khai phá., lập nên xóm làng. Từ huyện Tuy Viễn, sang vùng đất núi phải băng qua một dãy núi chảy dài theo hướng Tây – Đông đổ ra biển, với nhiều đỉnh cao 600 – 700 m, Cù Mông là địa danh đầu tiên dược nhắc đến trong tờ ông lệnh trên, cũng là địa điểm thứ nhất của người Việt khi vào đây, Cù Mông ngày xưa chính là toàn bộ thị xã Sông Cầu và huyện Đồng Xuân ngày nay.
Điểm định cư thức hai là Bà Đài, sau là Xuân Đài, có thể là huyện Tuy An ngày nay. Bà Đài rộng hơn Cù Mông, có công sông Cái chảy qua, diện tích lưu vực gần 200km vuông, sông về đến hạ lưu chia ra làm năm nhánh, bồi tụ phù sa cho những cánh đồng nhỏ hẹp, nhưng luôn mầu mỡ. Bà Đài cũng là vùng trù phú nhất vùng.
Bà Diễn, vùng đất này khô cằn hơn Bà Đài, nhưng rộng lớn, chim bay mỏi cánh, dưới sông cá lội, lại có con sông Đà Rằng chảy qua bồi đấp quanh vùng, tạo nên một vùng đồng bằng có vựa lúa lớn nhất miền Trung. Sông đến địa phận Phú Yên, làm ranh giới tự nhiên giữa huyện Sơn Hòa và huyện Sông Hinh, giữa Sơn Hòa và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn.
Điểm định cư thứ tư, theo tờ công lệnh chính là Bà Niễu hay Bà Nông, là vùng châu thổ con sông Bàn Thạch, mà ở hạ lưu chảy qua huyện Đông Hòa gọi là sông Đà Nông. Đây là vùng đất cuối cùng trên lộ trình di dân của công lệnh, ở phía Nam nó giáp đèo Cả, cư dân ở đây thời đó nhìn về phía Nam sẽ thấy ngọn núi Đá Bi linh thiên, cao vời vời, còn để lại truyền thuyết khi xưa về việc vua Lê Thánh Tông mở cõi.
Nhưng, sự kiện trên được hầu như không được các sử liệu chính thống của nhà Nguyễn là Đại Nam Thực Lục ghi nhận, sử liệu này chỉ chú ý đến sự kiện chúa Nguyễn Hoàng sai chủ sự Văn Phong chinh phạt Champa và sát nhập vùng đất Phú Yên vào năm 1611. Trừ cuốn, Đại Nam Liệt truyện, có chép rất chi tiết về quê quán và sự kiện ông chiêu dụ dân vào đất Phú Yên Khai phá trước đó và sách cũng chỉ ra khiếm khuyết trên của Đại Nam Thực Lục[4]. Mặt khác, cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí cũng bổ sung thêm và xác nhận thêm vai trò của Lương Văn Chánh trong quá trình khai mở đất Phú Yên[5]
Nhưng theo chúng tôi, sự kiện Lương Văn Chánh được giao tổ chức di dân vào khai phá vùng đất Phú Yên khi chúa Nguyễn chưa chính thức xác lập vùng đất Đàng Trong vào lãnh thổ của chúa Nguyễn là một sự kiện quan trọng. Nó có thể được xem như là một dấu ấn đánh dấu sự có mặt của những tiền nhân người Việt đầu tiên ở vùng đất Phú yên và đó cũng là một bước đệm, một tiền đề quan trọng để sau này chúa Nguyễn chính thức sát lập chủ quyền ở vùng đất mà lúc này vẫn còn thuộc Champa.
3. Sát nhập xứ Aiaru và thành lập dinh Phú Yên 
Như vậy, cho đến trước năm 1611, xứ Aiaru vẫn thuộc về Champa, mặt dù những lưu dân Việt đã có mặt tại vùng đất này từ mười mấy năm, nhưng cư dân Việt tại đây vẫn chỉ là dân ngụ cư, chưa có địa vị làm chủ thật sự. Chính lúc này, chúa Nguyễn Hoàng đủ sức để chống lại quân Trịnh và bắt đầu nghĩ đến việc tiến về phương Nam, chính thức đặt chủ quyền của mình ở xứ sở phía Nam đèo Cù Mông.
Sử liệu nhà Nguyễn, ghi lại về sự kiện này như sau: “…Tân  hợi,  năm  thứ  54  [1611],  bắt  đầu  đặt  phủ  Phú  Yên. Bấy giờ quân Chiêm Thành xâm lấn biên  giới.  Chúa  sai  chủ  sự là Văn  Phong (không rõ họ)  đem  quân  đi  đánh  lấy  được  [đất  ấy],  bèn  đặt  làm  một  phủ,  cho  ha huyện Đồng Xuân  và Tuy  Hòa lệ thuộc  vào.  Nhân sai Văn Phong làm lưu thủ đất ấy…”[6]. Còn biên niên sử ghi nhận ông vua Champa thời kỳ này là Ponit trị vì từ năm 1603 đến năm 1613 về sự kiện này, sử liệu Champa còn để lại ghi nhận không nhiều nên ít có để đối chiếu ở đây [7].
Phan Khoang chép về sự kiện này như sau: “Bấy giờ xứ Quảng Nam vào đến phủ Hoài Nhân và biên giới cực Nam là huyện Tây Viễn (nay là Tuy Phước), bên kia Tuy Viễn là đất của Chiêm Thành. Năm Hoằng Định thứ 12 (1611) thì sang xâm lấn biên giới. Chúa (Thái Tổ Nguyễn Hoàng) sai chủ sự là Văn Phong (không rõ họ) đem  
quân đi đánh, lấy đất Phú Yên ngày nay, đặt làm một phủ, chia làm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa và sai Văn Phong làm Lưu thủ phủ Phú Yên[8].
Về nhân vật Văn Phong, sử liệu không cho ta biết nhiều chi tiết về họ, lai lịch. Nhưng Đại Nam Thực Lực ghi nhận vào năm 1629: “…Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh (con trưởng Mạc Cảnh Huốn) được cử đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn Biên…”[9]. Điều này cho biết vùng đất Phú Yên sau khi thuộc sự cai quản của chúa Nguyễn còn có nhiều người Chăm sinh sống, và chắc rằng xung đột giữa người Chăm và chính quyền chúa Nguyễn thỉnh thoảng vẫn xảy ra[10].
Sau khi, chính thức sát nhập vùng đất ấy vào xứ Đàng Trong, Đại Nam Nhất Thống Chí cho biết chúa Nguyễn đặt phủ Phú Yên với hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, lập dinh Trấn Biên sau đổi thành dinh Phú Yên[11]. Theo Đào Duy Anh, lúc đầu Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam, năm 1739, mới lập thành dinh Trấn Biên sau là Phú Yên, cũng theo ông, huyện Đồng Xuân thời ấy nay là các huyện Đồng Xuân, Tuy An và một phần huyện Sơn Hòa của tỉnh Phú Yên, Tuy Hòa là vùng đất còn lại của Phú Yên ngày nay[12].
Đến giai đoạn này, lãnh thổ nước Đại Việt đã vượt qua đèo Cù Mông, tiến đến dãy Đại Lãnh với núi Đá Bia linh thiêng, như là minh chứng lịch sử chứng kiến cuộc Nam tiến cho dân tộc Việt, để rồi từ đó người Việt sẽ còn tiến xa hơn vượt qua dãy Đại Lãnh, bắt gặp xứ sở trần hương huyền thoại, lãnh thổ của tiểu quốc Kauthara – Champa, và xa hơn nữa vượt qua lãnh thổ Champa, tiến về vùng đất Thủy Chân Lạp bắt gặp vùng đồng bằng màu mở quanh lưu vực sông Mekong.
Sự kiện chúa Nguyễn Hoàng vào Nam và khai mở đất Phú Yên là một dấu ấn quan trọng trong tiến trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt, đó sẽ là tiền đề cho các chúa sau này theo đuổi chính sách của tiên chúa mà tiếp tục một mặt Bắc cự quân Trịnh, mặt khác mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Đối với những lưu dân Đại Việt trên đường lánh nạn nhân mãn gia tăng, đói kém và chiến tranh từ phía Bắc, vùng đất mới trù phú này thật sự là một điểm định cư lý tưởng, nơi từ đó sẽ có các đám lưu dân khác tiếp tục theo chân chúa Nguyễn về Nam. Phương Nam, đâu chỉ là chốn vạn đời dung thân của mỗi gia tộc chúa Nguyễn đó còn là chốn dung thân muôn đời cho vạn vạn người dân Việt “không có quyền sống trên vùng đất cũ” (cách nói của PGS. Huỳnh Lứa). Những bước chân nhỏ bé của họ về phương Nam, thật sự là một bước dài của lịch sử.
Đổng Thành Danh -
Chú thích: 
[1] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (2002): Đại Nam Thực Lục – Tiền Biên, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.31.
[2] Đào Duy Anh (2005): Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.236 – 237.
[3] Trần Viết Ngạc (2001): “Lương Văn Chánh: Người khai phá đất Phú Yên“, tạp chí Xưa và Nay số 106 , Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tr.26-27.
[4] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (1993): Đại Nam Liệt truyện, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.89.
[5] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (2006): Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.93 – 94.
[6] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (2002): sđd, tr.40.
[7] Dohamide và Dorohiem (1965): Dân Tộc Chàm Lược Sử, Saigon, tr.139.
[8] Phan Khoang (2000): Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.125.
[9] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (2002): sđd, tr.49.
[10] Nguyễn Thị Hậu (2008): “Nguyễn Hoàng và bước đầu tiên vào vùng Nam Trung Bộ”, trong kỷ yếu hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam,  Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.69.
[11] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (2006): sđdtr.74.
[12] Đào Duy Anh (2005): sđd, tr.204.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  1. Dohamide và Dorohiem (1965): Dân Tộc Chàm Lược Sử, Saigon.
  2. Đào Duy Anh (2005): Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005.
  3. Nguyễn Thị Hậu (2008): “Nguyễn Hoàng và bước đầu tiên vào vùng Nam Trung Bộ”, trong kỷ yếu hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
  4. Phan Khoang (2000): Việt sử xứ Đàng Trong,Nxb Văn học, Hà Nội.
  5. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (1993): Đại Nam Liệt truyện, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế.
  6. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (2002): Đại Nam Thực Lục – Tiền Biên, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  7. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (2006): Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế.
  8. Trần Viết Ngạc (2001): “Lương Văn Chánh: Người khai phá đất Phú Yên“, tạp chí Xưa và Naysố 106, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
--------------------------------------------------------
Source: 
www.nghiencuulichsu.com/2015/07/09/cuoc-cuoc-mo-dat-aiaru-phu-yen-1597-1611/

Lịch sử 33 năm cuối cùng của Vương Quốc Champa

vuong quoc champa 33 nam cuoi cung
  
Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835) là công trình nghiên cứu của Po Dharma được xuất bản tại Paris vào năm 1987 bởi Viện Viễn Đông Pháp, với nhan đề : Le Panduranga (Campa). Ses rapports avec le Vietnam (1802-1835). Đây là tác phẩm lịch sử Champa cận đại đầu tiên viết về tình hình chính trị, quân sự và mối quan hệ với triều đình Huế kể từ ngày vua Gia Long lên ngôi vào năm 1802 cho đến khi vua Minh Mệnh xóa bỏ Champa trên bản đồ vào năm 1832, kéo theo sự ra đời phong trào kháng chiến của Katip Sumat (1833-1834) và sự vùng dậy vũ trang của Katip Ja Thak Wa (1834-1835) nhằm chống lại cuộc xâm lăng của triều đình Huế và phục hưng lại vương quốc Champa độc lập có chủ quyền.
Lịch sử 33 năm cuối cùng của Champa là tổng thể của những biến cố tang thương nhất và đẫm máu nhất chưa từng xảy ra trong quá trình hình thành vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II, một quốc gia hùng mạnh dưới thời cổ đại, nhưng không còn nghị lực và sức lực chống lại chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh (1820-1841) nhằm trừng phạt vô cùng dã man dân tộc Champa về tội theo Lê Văn Duyệt  và hành động chống lại uy quyền của triều đình Huế. Đây cũng là giai đoạn đen tối nhất của một dân tộc Champa có nền văn tự và văn minh từ lâu đời, nhưng đành bó tay đầu hàng và qui phục trước làn sóng Nam Tiến, một chủ thuyết « đế quốc » trong nghĩa rộng của nó, nhắm vào mục tiêu xâm chiếm đất đai và tiêu diệt dân tộc láng giềng bằng bạo lực và súng đạn.
Sau 8 thế kỷ chiến tranh tương tàn để thực hiện chính sách Nam Tiến, Việt Nam chiếm trọn lãnh thổ Champa rộng lớn chạy dài từ tỉnh Quàng Bình đến biên giới Biên Hòa, chỉ để lại cho hậu thế hôm nay một chuổi đền đài điêu tàn và hoang phế nằm ngổn ngang ở miền trung và một cộng đồng người Chăm chưa đầy 100 ngàn người đang sống chui nhủi và khốn cùng tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Chính đó là bức tranh thật sự của lịch sử Champa vào những thập niên đầu của thế kỷ thứ XIX mà Pgs. Ts. Po Dharma đã đưa ra phân tích và trình bày một cách khách quan và nghiêm túc trong tác phẩm mang tựa đề « Lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa, 1802-1835 » do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản tại San Jose, California (Hoa Kỳ), với sự bảo trợ của Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa-Xã Hội Champa (CSCD-Champa). Tác phẩm này tổng cộng 279 trang + 2 bản đồ, chia thành nhiều chương mục.
1). Lời mở đầu
Khởi đầu của tác phẩm là « Lời mở đầu » trong đó Pgs. Ts. Po Dharma nêu ra nguyên nhân của sự chọn lựa đề tài và giải thích tại sao có sự giới hạn không gian của chủ đề từ 1802 đến 1835, tức là chỉ tập trung vào 33 cuối cùng của vương quốc này, nhưng 33 năm của bao biến cố thăng trầm đã diễn ra trên bàn cờ chính trị Champa, cấu thành một tiếng chuông báo động cho sự xụp đổ vĩnh viễn của vương quốc này trên bản đồ Đông Dương vào năm 1832.
Ai cũng biết Pgs. Ts. Po Dharma là người Chăm Ninh Thuận đã từng tham gia phong trào vũ trang Fulro vào những năm 1968-1975 và tiếp tục đấu tranh trong trào phát huy và truyền bá di sản lịch sử và nền văn minh Champa tại hải ngoại cho đến hôm nay. Nhưng trong ngành nghiên cứu, Pgs. Ts. Po Dharma không bao giờ dựa vào lăng kính hay tình cảm của dân tộc Chăm để bảo vệ quan điểm của vương quốc Champa hay lên án vua chúa Việt Nam, mà là dựa vào nguồn tư liêu thuyết phục cũng như phương pháp trình bày và lý luận khách quan của một nhà lịch sử học để hoàn thành tác phẩm : Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng, 1802-1835.
2). Nguồn tư liệu 
Lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa là tổng thể của những biến cố đã xảy ra trong quá khứ được ghi chép lại trên nhiều nguồn tư liệu, nhất là văn bản viết bằng tiếng Chăm và biên niên sử Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn. Tiếc rằng, mỗi tư liệu viết bằng tiếng Chăm hay Hán của nhà Nguyễn chỉ là tiếng nói của vua chúa thời đó, thường trình bày yếu tố lịch sử theo quan điểm và nhìn qua lăng kính của cung đình hơn là bài viết mang tính cách khách quan và khoa học. Chính vì thế, một biến cố đã xảy ra vào một thời điểm nhất định, nhưng tư liệu Chăm và biên niên sử Việt Nam nêu ra hai xuất xứ và đưa ra hai quan điểm hoàn toàn khác nhau. Đây là vần đề khó khăn nhất trong ngành sử học. Để giải quyết vấn đề trên, Pgs. Ts. Po Dharma lúc nào cũng thận trọng và đi tìm những kiểm chứng trước khi sử dụng nội dung của nguồn tư liệu này để xây dựng cho một yếu tố lịch sử. 
Để thực hiện tác phẩm Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng, 1802-1835, Pgs. Ts. Po Dharma phải dựa vào một khối tự liệu đáng kể trong đó có 32 tác phẩm viết bằng tiếng Chăm, 20 biên niên sử Việt Nam và hơn 150 bài khảo luận hay tác phẩm khoa học đã xuất bản bằng tiếng Pháp, Anh và Quốc Ngữ. Đây là kho tàng tư liệu liên quan đến lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa mà Pgs. Ts. Po Dharma trích dẫn trong công trình nghiên cứu của mình, chứ không phải tài liêu tham khảo ghi vào danh sách cho có lệ, mà độc giả thường thấy trong nhiều tác phẩm khoa học xuất bản tại Việt Nam hôm nay
3). Tổng luận đầu sách 
Gần một thế kỷ qua, hầu hết các nhà khoa học chuyên về Đông Nam Á đều có chung một quan điểm về cụm từ « Thủ Đô », tức là trung tâm chính trị và quyền lực của một vương quốc, nơi ngự trị của vua chúa và gia đình hoàng gia của một quốc gia. Một khi thủ đô bị chiếm đóng thì chủ quyền quốc gia đó không còn nữa. Sự thất thủ Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 đánh dấu cho sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một thí dụ điển hình.
Nói đến vương quốc Champa, thì người ta phải nói đến ngày thất thủ Vijaya (Đồ Bàn) vào năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Dựa vào sự sụp đổ thủ đô Viyaya, nhà sử học Pháp là G. Maspero đưa ra nhận định trong tác phẩm Vương Quốc Champa (1828) cho rằng Champa hoàn toàn bị xóa bỏ trên bản đồ kể từ năm 1471 và không còn lý do để tồn tại trên lãnh thổ miền trung Việt Nam nữa. Kể từ đó các nhà nghiên cứu thường lập đi lập lại lý thuyết của G. Maspero, nhưng không cần kiểm chứng lại giả thuyết này có đúng hay không !
Pgs. Ts. Po Dharma là nhà nghiên cứu đầu tiên không tin vào giả thuyết của G. Maspero. Theo tác giả, vương quốc Champa không phải là quốc gia có hệ thống chính trị « trung ương tập quyền » theo kiểu Đại Việt hay Trung Quốc vào thời cổ đại, mà là quốc gia liêng bang tập trung năm tiểu vương quốc : Inrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Pandurang. Mỗi tiểu vương quốc có lãnh thổ riêng và vua chúa riêng. Chính vì nguyên nhân đó, sự sụp đổ thành Đồ Bàn vào năm 1471 chỉ biểu tượng cho sự xụp đổ của tiểu vương quốc Vijaya ở miền bắc. Vì rằng vương quốc Champa vẩn còn hiện hửu ở miền trung Việt Nam sau năm 1471, nhưng lãnh thổ đất đai Champa bị thu hẹp lại trên lãnh thổ của tiểu vương quốc Khauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận) cho đến năm 1832.
« Tổng luận đầu sách » là chương khởi đầu của tác phẩm trong đó Pgs. Ts. Po Dharma phát họa lại hệ thống tổ chức hành chánh và chính trị của vương quốc Champa sau ngày thất thủ thành Đồ Bàn vào năm 1471 và trình bày một cách hệ thống lịch sử của tiểu vương quốc Panduranga xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Champa vào năm 817. Hay nói một cách khác, « Tổng luận đầu sách » là phần tóm lược lịch sử Champa từ năm 1471 cho đến ngày lên ngôi của vua Gia Long vào năm 1802.
3). Champa dưới triều đại Po Saong Nyung Ceng (1779-1822)
Chiến thắng trên thành Đồ Bàn của Lê Thánh Tông vào năm 1471 chỉ là hồi chuông báo động cho sự suy thoái của thời hậu Lê, kéo theo sự phân tranh giữa chúa Trịnh ở miền bắc và chúa Nguyễn ở miến nam. Năm 1569, Nguyễn Hoàng quyết định hình thành một triều đại riêng trên lãnh thổ Champa bị chiếm đóng.
Vì không đủ tiềm lực tiến quân ra bắc chống lại chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng chỉ còn cách mở cuộc Nam Tiến về phía nam trên lãnh thổ Champa để xây dựng uy quyền của mình. Năm 1611, nhà Nguyễn xua quân xâm chiếm Phú Yên và năm 1653 đặt nền đô hộ trên tiểu vương quốc Kauthara (Khánh Hòa). Năm 1692, nhà Nguyễn tấn công Champa, thay đổi danh xưng « Chiêm Thành » thành « Trấn Thuận Thành » và thành lập phủ Bình Thuận đầu tiên trên lãnh thổ của vương quốc này, tập trung những cư dân người Kinh sinh sống ở Champa nhưng họ là công dân của triều đình Huế.
Sau mấy thập niên yên bình và thịnh vượng, Champa trở thành nạn nhân của cuộc chiến kể từ năm 1771, giữa Tây Sơn làm chủ ở phương bắc và Nguyễn Ánh chiếm đóng Sài Gòn để làm hậu cứ. Nằm trên địa thế bị kèm kẹp giữa lãnh thổ của Tây Sơn  và Nguyễn Ánh, vương quốc Champa bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa người Việt và chấp nhận phải qui phục phe thắng trận dù là Nguyễn Ánh hay Tây Sơn. Kể từ đó, định mệnh sống còn của Champa hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Năm 1802, Nguyễn Ánh thắng trận, lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định phục hưng lại nền độc lập Champa và giao cho Po Saong Nyung Ceng, người đã từng giúp đỡ Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn, quyền cai trị của vương quốc này. Bên cạnh đó, vua Gia Long còn ban cho người kế cận của mình trong chiến trường chống Tây Sơn là Lê Văn Duyệt lên làm Tổng Trấn Gia Định Thành và giao cho Lê Văn Duyệt quyền bảo trợ vương quốc Champa ở phía nam của triều đình Huế. Kể từ đó, nền hòa bình và thịnh vượng trở lại trên vương quốc Champa, một quốc gia đặt dưới quyền đô hộ của triều đình Huế qua trung gian của Lê Văn Duyệt, phó vương ở miền Nam Bộ thời đó.
Sau ngày băng hà của vua Gia Long vào năm 1820, vua Minh Mệnh lên ngôi, tìm cách xóa bỏ qui chế Gia Định Thành của Lê Văn Duyệt và đưa vương quốc Champa vào vòng kiểm soát trực tiếp của triều đình Huế. Thế là chiến tranh giữa vua Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt bắt đầu bùng nổ để gây ảnh hưởng trên vương quốc Champa.
Vừa mới lên ngôi, Minh Mệnh cách chức trấn thủ Bình Thuận về tội quá thân cận với Lê Văn Duyệt và triệu tập phó vương Champa là Po Klan Thu (Nguyễn Văn Vĩnh) về Huế trong khi đó quốc vương Po Saong Nyung Ceng đang lâm bệnh nặng. Năm 1822, Po Soang Nyung Ceng băng hà vì tuổi già yếu. Minh Mệnh đề nghị người thân cận của mình là Bait Lan lên nối ngôi Champa, nhưng không thành, vì có sự chống đối của Lê Văn Duyệt.  
4). Champa dưới triều đại Po Klan Thu (1822-1828) 
Lợi dụng tình hình rối ren ở Champa sau ngày từ trần của Po Saong Nyung Ceng vào năm 1822, Ja Lidong xua quân vùng dậy chống phá doanh trại quân sự của triều đình Huế, trong khi đó phó vương Po Klan Thu vẩn còn giam giữ ở Huế. Để giải quyết vấn đề nan giải này, Minh Mệnh chấp nhận Po Klan Thu trở về Champa để nối ngôi vua, với điều kiện là tân quốc vương Champa phải dẹp tan quân phiến loạn của Ja Lidong.
Sau ngày lên ngôi của Po Klan Thu vào năm 1822, người ta không có tin tức gì về mối quan hệ giữa Champa và Lê Văn Duyệt nữa. Nhưng sự im lặng của Lê Văn Duyệt chỉ mang tính cách chiến lược để xem xét tình hình mà thôi.
Sau 7 năm trị vì, Po Klan Thu băng hà vào 1828. Tin từ trần của Po Klan Thu không phải do quan lại của triều đình Champa cung cấp mà là phát xuất từ vị trấn thủ của phủ Bình Thuận. Điều này đã chứng minh rằng Po Klan Thu không chết trên lãnh thổ Champa mà là ở một nơi khác, có thể tại Huế trong lúc bị giam giữ, vì lý do gì đó.
champa sau 1471
Lãnh thổ Champa sau năm 1471
5). Champa dưới triều đại Po Phauk The (1828-1832)
Sau ngày từ trần của Po Klan Thu vào năm 1828, vua Minh Mệnh tìm cách đưa người trung thành với mình lên làm quốc vương Champa trong khi đó Lê Văn Duyệt quyết định giao quyền quốc vương Champa cho Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa) tức là phó vương dưới triều đại Po Klan Thu (1822-1828) và cũng là con của vua Po Saong Nhung Ceng (1799-1822), một vị chiến hữu của vua Gia Long. Sau ngày lên ngôi của Po Phaok The vào năm 1828, vương quốc Champa chấm dứt mối liên hệ với triều đình Huế, chỉ gửi triều cống cho Lê Văn Duyệt. Kể từ đó, nhân dân Champa hoàn toàn đặt dưới quyền che chở của tổng trấn Gia Định Thành, không còn phục tùng vua Minh Mệnh nữa. Hoàn cảnh lịch sử này đã đưa Champa vào con đường bế tắc và hoàn toàn lệ thuộc vào kết quả của cuộc tranh chấp giữa vua Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt. Nếu Minh Mệnh thắng trận, vị vua này sẽ có thái độ vô cùng tàn bạo để trừng trị dân chúng Champa về tội theo Lê Văn Duyệt và ngược lại.
Vào cuối năm 1831, một nhóm quan lại trong triều đình Champa đã đứng ra phản đối thái độ của vua Po Phaok The về việc ly khai với triều đình Huế để tuân thủ mọi chỉ thị của Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành. Lợi dụng tình hình rối ren ở Champa và sức khỏe suy yếu của Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành, Minh Mệnh ra lệnh bắt quốc vương Po Phaok The và phó vương Cei Dhar Kaok vào tháng 3 năm Thìn lịch Chăm (1832) đưa về trại giam tại Huế. Khoảng một tháng sau, tức là tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832), Lê Văn Duyệt băng hà ở Gia Định Thành. Thế là vua Minh Mệnh ra lệnh xóa bỏ Champa trên bản đồ và sáp nhập đất đai của vương quốc này vào lãnh thổ Việt Nam.
6). Minh Mệnh trừng phạt dân tộc Champa (1832-1833)
Trước những hình phạt dã mang của vua Minh Mệnh dành cho người Việt theo Thiên Chúa Giáo hay bản án đào mồ của Lê Văn Duyệt vào năm 1835, người ta không ngạc nhiên cho lắm về chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh để trừng trị dân tộc Chăm về tội theo Lê Văn Duyệt và không qui phục triều đình Huế.
Khởi đầu cho cuộc trừng phạt, Minh Mệnh ra lệnh cách chức và bắt giam tất cả quan lại Champa ; tịch thu tất cả tài sản của họ và sau đó đưa vào gông cùm để tra tấn; buộc người Chăm phải khai báo những gì liên quan đến phong tục tập quán của vương quốc này ; ra lệnh trừng phạt chức sắc Chăm bằng cách bắt buộc các vị tu sĩ Chăm Bani (Hồi Giáo) phải ăn thịt heo, thịt dông và tu sĩ Chăm Bà La Môn phải ăn thịt bò ; ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh bằng cách buộc người Chăm phải mang đồng phục người Kinh, ngăn cấm tuyệt đối người Chăm không có quyền cúng quẩy hay thực thi nghi lễ tín ngưỡng của họ; bắt buộc dân chúng Chăm phải làm nô dịch vô cùng nặng nề như việc nộp cống các loại gỗ quý, voi rừng, ngà voi, v.v, chưa nói đến khổ dịch mang súng đạn và xung phong trên chiến trường chống lại cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở Gia Định Thành vào năm 1833-1834.
Minh Mệnh còn cho phép quan lại người Kinh đứng ra chỉ đạo, dùng roi gậy đánh đập người Chăm nếu họ làm nô dịch quá chậm chạp ; buộc người Chăm phải nộp những món thịt của thú rừng như hưu, nai, thỏ, bò, v.v.. Một khi người Chăm không tìm ra món thịt thú rừng, các quan lại người Kinh san bằng nghĩa trang Chăm, chưa nói đến việc đưa người Chăm ra xử trảm.
Sau đó Minh Mệnh còn buộc người Chăm phải lấy tên họ theo người Hoa như Quảng, Hứa, Đàng, Lâm, Châu, Thành, v.v., xóa bỏ tất cả những chức vụ quan lại Champa để thay vào đó những chức vụ mà hệ thống hành chánh Việt Nam đã qui hoạch như chánh tổng, lý trưởng, trùm, biện, hào mục, v.v.
Chính sách trừng phạt của triều đình Huế đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức xã hội Chăm để rồi trong gia đình người em không còn biết người anh là ai; cháu không còn tôn trọng bậc chú bác; các thành viên trong gia đình đối xử với nhau như người Chăm-Kinh, không ngần ngại kéo nhau ra thưa kiện trước pháp lý Việt Nam.
Hết nộp thuế nặng nề, dân chúng Champa phải nộp một số lượng gỗ cho chính quyền Việt Nam dùng để đóng tàu chiến, xe bò hay đốt lò gạch ; phải xây dựng đập nước và hệ thống dẫn thủy nhập điền cho ruộng lúa của người Kinh ; ra lệnh tịch thu tất cả ruộng muối của người Chăm, được xem như là mạch máu kinh tế của dân tộc này,
Sau năm 1832, dân tộc Chăm tiếp thu thêm một khái niệm mới về tham nhũng mà họ chưa từng nghe đến trong đời. Những quan lại người Kinh không ngừng đòi tiền hối lộ của người Chăm để được miễn nô dịch ; không ngần ngại chia đất đai người Chăm thành mảnh vụn để đóng thuế và hình thành chính sách cho vay nặng lãi để rồi chủ nợ người Kinh tha hồ chiếm đoạt tài sản và ruộng rẫy của người Chăm thiếu nợ, hay bắt họ làm vật thế chấp.
Nếu người Chăm than van về thuế má quá nặng nề, hành động thối nát và tham nhũng của các quan lại người Kinh nhằm bóc lột người Chăm, thì nông dân Việt Nam vào thời điểm đó cũng không thoát khỏi nanh vuốt của triều đình Huế. Dân tộc Việt cũng bị các cường hào quan lại tướt đoạt tài sản và bị đè bẹp bởi nô dịch và thuế má. Một khi không chịu nổi cơ cực nữa, nông dân Việt Nam chỉ còn cách là nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi ở Gia Định Thành và cuộc vùng dậy của Lê Duy Lương và Nùng Văn Vân ở phía bắc vào năm 1833 là thí dụ điển hình.
7. Phong trào Hồi Giáo của Katip Sumat (1833-1834)
Katip Sumat là vị tu sĩ Chăm Hồi Giáo sinh ở Campuchia, đã từng sang Mã Lai du học về triết lý Hồi Giáo. Nghe tin vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832, Katip Sumat rời Mã Lai trở về Champa để hình thành một phong trào đấu tranh chống triều đình Huế vào năm 1833. Mục tiêu của Katip Sumat là giải phóng Champa ra khỏi ách thống trị của Việt Nam. Muốn tiến đến mục tiêu này, Katip Sumat dùng triết lý Hồi Giáo làm khung cho chủ thuyết đấu tranh đó là hình thành mặt trận “thánh chiến Hồi Giáo” (Jihad) chống lại triều đình Huế.
Sự vùng dậy của Katip Sumat đã biến dân chúng Champa thành nạn nhân của chiến cuộc. Để dập tan quân phiến loạn, Minh Mệnh ra lệnh cho binh lính của triều đình Huế tha hồ giết hại người Chăm vô tội và tung ra “chiến trường đỏ lửa” bằng cách đốt phá tất cả làng mạc người Chăm theo Katip Sumat, nhất là những làng mạc gần bờ biển hầu ngăn chặn người Chăm chạy sang nước ngoài, trong khi đó dân cư người Kinh ở Bình Thuận sẵn có súng đạn trong tay tìm cách giải quyết mối hận thù riêng bằng cách giết hại người Chăm không gớm tay
Trước lực lượng hùng mạnh của vua Minh Mệnh, Katip Sumat buộc phải lui về miền núi nằm ở phía tây và ra lệnh cho quân lính Chăm tiếp tục đương đầu với triều đình Huế ở đồng bằng, nhưng không gặt hái kết quả gì.
Ai cũng biết, Minh Mệnh là vị quốc vương rất tôn sùng giá trị văn hóa của dân tộc Việt và không bao giờ chấp nhận một tôn giáo ngoại lai nào du nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Kể từ đó, cuộc khởi nghĩa của người Chăm dựa vào chủ thuyết Hồi Giáo du nhập từ bên ngoài có thể gây ra những mối nguy cơ mà vua Minh Mệnh phải dập tan bằng mọi cách, càng sớm càng tốt.
8). Cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa (1834-1835)
Xuất thân từ Palei Ram (thôn Văn Lăm, Ninh Thuận), Ja Thak Wa không phải người Hồi Giáo chính thống mà là vị tu sĩ Chăm Bani, quyết định ly khai ra khỏi tổ chức cũa Katip Sumat để hình thành một cuộc khởi nghĩa nhằm giải phóng Champa ra khỏi ách thống trị của triều đình Huế. Nhằm tiến đến mục tiêu, Ja Thak Wa thành lập một chính phủ Champa lâm thời vào cuối năm 1834, tôn vinh Po War Palei, gốc người Raglai, tức là em rể của phó vương Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) lên làm quốc vương nhằm phục hồi lại vương niệm Champa thuộc dòng tộc Po Rome gốc người miền núi (Kaho hay Churu, tùy theo dị bản) ở Đổng Nai Thượng, nắm quyền Champa từ năm 1627 cho đến triều đại Po Cei Brei (1783-1786). Cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa bùng nổ vào tháng 7 năm Ngọ lịch Chăm (1834). Đây là cuộc chiến vô cùng khốc liệt, vang dội như sấm sét làm rung chuyển cả trời đất.
Nhằm dập tan cuộc khởi nghĩa này, biên niên sử Chăm cho rằng vua Minh Mệnh ra lệnh cho mỗi binh lính người Kinh phải chặt ba cái đầu của người Chăm vào mỗi buổi sáng mới nhận được tiền lương. Lợi dụng chỉ dụ này, người Kinh tha hồ chém đầu người dân Chăm vô tội, càng nhiều càng tốt, để đem nộp cho chính quyền Việt Nam hầu nhận tiền thưởng. Đây là cuộc chém giết người Chăm vô cùng kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử Đông Nam Á.
Đầu năm 1835 là giai đoạn đánh dấu cho những trận chiến khốc liệt tại đồng bằng Phan Rang, nơi mà Ja Thak Wa bị tử trận trên bãi chiến trường. Lợi dụng cơ hội này, vua Minh Mệnh ra lệnh tử hình quốc vương Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa) vá phó vương Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) vào tháng 6 năm Ất Vị (1835) ; đốt phá tất cả thôn làng người Chăm dọc theo bờ biển; chém giết những người Chăm nào tham gia trong cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa ; đập phá nghĩa địa tổ tiên của người Chăm; đào mồ mả vua chúa Champa và đốt phá cả đền Po Rome ở khu vực Phan Rang ; cắt đứt hẳn mối liên lạc giữa người Chăm và dân tộc miền núi để họ không còn tụ tập chiến đấu chống triều đình Huế nữa.
9). Thay lời kết luận
Trong phần 'Thay lời kết luận", Po Dharma đưa ra những lời nhận định sau đây:
• Trước cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt, Việt Nam phải mất gần 8 thế kỷ để xâm chiếm toàn diện lãnh thổ Champa vào năm 1832. Điều này đã chứng minh rằng cuộc Nam Tiến đã gặp những sự đối kháng vô cùng quyết liệt của dân chúng Champa.
• Trong suốt thời kỳ chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh (1771-1802), Champa đã chấm dứt sự tồn tại của mình trên mặt địa lý. Nhờ vua Gia Long mà vương quốc Champa được phục hưng lại. Nhưng người ta cũng đặt ra câu hỏi tại sao vua Gia Long quyết định phục hưng lại nền độc lập Champa vào năm 1802 với mục đích gì? Và người ta cũng không biết tại sao vua Minh Mệnh chấp nhận cho vương quốc Champa được tồn tại thêm mười năm nữa (1802-1822).
• Dưới triều đại Gia Long, Champa là quốc gia đặt dưới quyền bảo hộ của triều đình Huế. Nhưng quyền kiểm soát của Champa hoàn toàn nằm trong tay của Lê Văn Duyệt. Trong khoảng thời gian này, Champa là vương quốc thanh bình. Nhưng sự thanh bình và thịnh vượng này chỉ là kết quả của mối liên hệ rất thân thiện giữa vua Gia Long và Lê Văn Duyệt, tức là hai nhân vật nắm toàn quyền về sự sống còn của vương quốc Champa.
• Sau ngày lên ngôi của vua Minh Mệnh vào năm 1820, Champa trở thành chủ đề tranh chấp trong nội bộ chính trị của Việt Nam. Kể từ đó, Champa chỉ là con tốt trên bàn cờ chính trị đối kháng giữa triều đình Huế và Lê Văn Duyệt.
• Là nạn nhân của cuộc tranh chấp giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt, vương quốc Champa bị đưa đẩy vào thế đứng nằm giữa hai gọng kiềm: chọn Minh Mệnh hay Lê Văn Duyệt để làm người bảo hộ cho mình. Kể từ đó, tương lai của Champa hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của cuộc tranh chấp giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt. Một khi đã lựa chọn, Champa phải chấp nhận những hậu quả kinh hoàng, nếu phe mình bị bại trận.
• Năm 1832, Lê Văn Duyệt băng hà vì tuổi già. Nhân danh phe thắng trận, vua Minh Mệnh xóa bỏ ngay tên gọi Champa trên bản đồ và ra lệnh trừng trị vô cùng khủng khiếp các quan lại và dân chúng Champa về tội theo Lê Văn Duyệt. Sự quyết định trừng phạt Champa của vua Minh Mệnh không biểu tượng cho sự thù hằn dân tộc Chăm-Việt, mà là phản ứng tự nhiên trong quá trình hình thành lịch sử dưới thời cổ đại.
• Những biện pháp trừng phạt nhân dân Champa vô cùng dã man kể từ năm 1832 không ám chỉ cho chính sách diệt chủng của vua Minh Mệnh đối với người Chăm. Và chính sách trừng phạt này không mang nội dung hận thù dân tộc hay phân biệt màu da giữa người Chăm và Kinh mà là hành động mang màu sắc chính trị dành cho những ai, dù họ là người Kinh hay Chăm đi nữa, không tôn trọng uy quyền của triều đình Huế vào thời điểm đó. Nhưng trên thực tế, những cư dân người Kinh và quan lại thuộc phủ Bình Thuận là tập thể có ý đồ hành hạ và ngược đãi dân tộc bản xứ Champa, lúc nào cũng tìm cách tước đoạt tài sản của những người không cùng màu da với mình. Và chính họ là những người đã gây ra những cuộc vùng dậy của dân tộc Champa vào những năm 1833-1835.
10). Phụ Lục 
Trong phần phụ lục, tác giả đính kèm: 
• Nội dung của tác phẩm viết bắng tiếng Chăm : Ariya Po Ceng
• Nội dung của tác phẩm viết bắng tiếng Chăm :  Ariya Po Phaok
• Lịch trình biến cố theo niên đại liên quan đến tiểu vương quốc Panduranga
• Bản đồ           (nguồn champaka.info)
-------------------------------------------------
Source:
www.nghiencuulichsu.com/2013/08/31/lich-su-33-nam-cuoi-cung-cua-vuong-quoc-champa/