Friday, February 18, 2011

Kiến Trúc Sài Gòn

Chợ Bến Thành

Nằm ở trung tâm thành phố, chợ Bến Thành rất đỗi quen thuộc với người dân Việt và du khách quốc tế khi đến tham quan du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Chợ Bến Thành được hình thành và phát triển trong vòng trên dưới 100 năm nay và đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn.

Ben Thanh market

Chợ Bến Thành hiện nay được xây trên một cái ao sình lầy có tên là Bồ rệt (Marais Bosesse) được san lấp. Quyết định được đưa ra vào năm 1911 và đồ án của nhà Brossard et Mopin được chấp thuận năm 1912. Khánh thành linh đình gọi là lễ “Khai tân thị” vào tháng 4 năm 1914. Cái tên Bến Thành đã có từ trước khi chợ dời về vị trí như hiện nay. Vị trí đầu tiên của chợ là nằm sát ven sông – một bến nước của thành Gia Định cũ nên được mang tên là chợ Bến Thành. Sau đó để có mặt bằng làm bến tàu, Pháp cho dời chợ về vị trí kinh lắp (nay là đường Nguyễn Huệ) lúc này chợ không nằm ở bến sông nữa nhưng đồng bào vẫn dùng tên truyền thống là Bến Thành để gọi. Lần di chuyển thứ hai đến vị trí hiện nay vẫn gọi là chợ Bến Thành hoặc chợ mới Sài Gòn như được nói ở trên. Như vậy, chợ Bến Thành hiện nay được khai trương năm 1914 nằm trên diện tích rộng 12 ngàn m2 mặt chính hướng ra bùng binh round point Cuniac (Quách Thị Trang); mặt sau là đường Espagne (Lê Thánh Tôn); bên hông phải là đường Schroeder (Phan Chu Trinh) cũng là bến xe đò đi miền Tây; bên hông trái là đường Vienot (Phan Bội Châu) là bến xe đi miền Đông. Phía trước bên phải chợ là ga xe lửa (Công viên 23/9) có tuyến đường xuống Chợ Lớn và lên Lái Thiêu; phía trước bên trái là đường Bona (Lê Lợi). 

Ben Thanh market of night

Đầu thế kỷ 17, khi người Việt đến lập cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất Sài Gòn xưa trở thành nơi phố chợ đông đúc náo nhiệt nhất vùng nam Kỳ lục tỉnh. Năm 1859, có một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn. Chợ Bến Thành được mô tả trong sử cũ như sau: Đó là một “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chổ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền”. Thời ấy, đất Gia Định là một vùng nông nghiệp trù phú nên chợ Bến Thành đầy hàng hóa, nào gạo, cá khô, tôm khô, cau, đường… bán ra để mua tơ lụa, quả thô, nhang, quạt, trà, đồ sành sứ, thuốc uống, dược thảo… từ nước ngoài mang đến. Sở dĩ có tên là Chợ Bến Thành là vì chợ gần bến sông và gần thành Qui. Đây chính là khu vực mà nay dành cho thương cảng Sài Gòn. Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835) phố chợ Bến Thành không còn sầm uất như trước. Chợ được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh.

Sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã cho lập một nhà lồng làm chợ ở ngay trên nền đất mà nay là trường Trung học Ngân Hàng 3. Ngôi chợ này bị cháy năm 1870, nhưng đã được trùng tu với sườn sắt. Trước nhà lồng chợ có con kinh rộng chạy đến trước cửa tòa nhà nay là trụ sở của Ủy ban Nhân dân thành phố. Đến năm 1887-1888 thì con kinh này được lấp lại, làm cho khu vực Võ Di Nguy, Tôn Thất Thiệp trở nên náo nhiệt hơn. Đại lộ Nguyễn Huệ trước kia là đường kinh lấp. Ngôi chợ Bến Thành được chuyển đến vị trí ngày nay. Nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sình lầy gọi là ao Boresse. Thế là chợ Bến Thành xưa trở thành Chợ Cũ, còn Chợ Bến Thành mới được gọi là Chợ Mới Sài Gòn. Ngôi chợ này được khởi công xây cất từ khoảng năm 1912 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Gần một trăm năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một trung tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của thành phố Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dần dần nó trở thành một chợ lớn, nơi tập trung những mặt hàng quí hiếm của trong nước và nước ngoài.

Sau ngày giải phóng, năm 1975, chợ Bến thành được sắp xếp và cải tạo lại một cách gọn gàng và ngăn nắp hơn. Trong chợ Bến Thành ngày nay chúng ta có thể tìm thấy đủ loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày, hàng nhập cảng cũng như hàng nội hóa, từ những mặt hàng thông thường đến những hàng xa xỉ phẩm. Tính từ năm 1914 chợ Bến Thành đã trải qua bao thăng trầm và chứng nhân của bao biến cố và sự kiện lịch sử của hơn nửa thế kỷ đấu tranh chống ngoại bang giành độc lập. Năm 1944 chợ bị máy bay đồng minh ném bom làm hư hại nặng nề ; năm 1950 được trùng tu lại; năm 1951 ngày 9/11, hàng vạn học sinh, sinh viên biểu tình đã đốt phá chợ bày tỏ lòng căm phẫn đối với thực dân Pháp và tay sai ; đầu thập niên 70 chính quyền Sài Gòn có ý định phá dỡ chợ Bến Thành để xây mới hoàn toàn theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mảng.

Năm 1985, Ủy ban Nhân dân thành phố và Quận 1 đã cho chỉnh trang và sửa chữa lớn chợ Bến Thành. Nhà lồng chợ và các gian hàng, sạp hàng được sữa chữa và làm mới, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa. Chợ Bến Thành ngày nay có khoảng 3.000 hộ kinh doanh. Hình ảnh chợ Bến Thành thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố.

Chợ Bến Thành ngày nay lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước, để nó xứng đáng là một trung tâm buôn bán lớn ở phía nam đất nước. Hàng hoá chợ Bến Thành rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong nước – đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long – cùng các mặt hàng công nghệ hiện đại trên thế giới.

----------------------------------------------------------

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Ðức Bà còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Sài gòn, một công trình kiến trúc lớn ở quảng trường công xã Pari, trung tâm thành phố, với hai tháp chuông cao 40 mét.

Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Thiên Chúa giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là Ngô Ðức Kế). Ðây là một ngôi chùa của người Việt. Vì chiến cuộc, vì quân xâm lăng đến trú đóng, người Việt đã bỏ chạy và cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ.

Nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên Pháp đã lập ngôi nhà thờ thứ hai bên bờ “Kinh Lớn” (hay kinh Charner, ở vị trí sau này là Tòa án Nhân dân quận 1). Cố đạo Lefebvre đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ này vào ngày 28-3-1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865. Nhưng khoảng 12 năm sau ngôi nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của “dinh Thống Ðốc” cũ nằm ở vị trí trường sư phạm ngày nay, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.

Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phượng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương Ðạo Thiên Chúa và sự vĩ đại của nền văn minh Pháp trước người dân thuộc địa.

Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ mới. Nhiều kiến trúc sư đã đưa đồ án đến tham dự, trong đó hai đồ án của Fabre và Bourard là được sự đặc biệt lưu ý. Cuối cùng đồ án của Bourard đã được chọn. Về địa điểm xây cất có 3 nơi được đề nghị:

- Trên nền trường thi cũ (nằm ở góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp ngày nay).
- Ở khu kinh lớn tức đường Nguyễn Huệ ngày nay.
- Vị trí hiện nay.

Ngày 7-10-1877 cố đạo Colombert đặt viên đá đầu tiên xây nhà thờ. Việc xây cất được giao cho Bourard trông coi. Ngày 11-4-1880 lễ ban phước và khánh thành được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hai ngày này được khắc trên các bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) của nhà thờ.

Nhà thờ đức Bà do người Pháp xây từ năm 1877, là nhà thờ Thiên chúa giáo lớn nhất và xưa nhất ở Việt Nam, mô phỏng hình ảnh nhà thờ Ðức Bà ở Paris.

Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Chiều dài nhà thờ dài 93m, ngang 36m60, cao 21m. Gạch xây được chở từ Marseille đến, kiếng màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Ðịnh lúc ấy và bây giờ.

Mười bốn năm sau, năm 1894, người ta xây thêm hai nóc trên tháp chuông. Như thế chiều cao của nhà thờ lên đến 57 mét. Tháp có 6 chuông nặng tổng cộng 25.850kg lớn nhất Viễn Ðông thời đó, âm thanh phát ra là Sol, La, Si, Do, Ré, Mi. Phí tổn xây cất nhà thờ lên đến 2.500.000 francs. Vì kiến trúc theo kiểu mẫu Notre Dame de Paris, cho nên 2 gác chuông cũng cao ngang tầm nóc nhà thờ, bên trong có treo 6 quả chuông, trọng lượng 24.000 kg. Lầu chuông bên Nam (từ công viên có tượng đức Mẹ, nhìn vào là lầu chuông bên tay phải), được treo quả chuông lớn nhất và 3 quả chuông nhỏ hơn, lầu chuông bên Nữ (nằm bên trái, nhìn từ công viên vào) treo hai quả chuông nữa. Năm 1920 xây thêm hai tháp từ hai gác chuông trở lên, cao 36m, mỗi nóc có đính 1 cây thánh giá cao 3m50, ngang 2m, nặng 600kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60m50.

Năm 1962, Tòa thánh Vatican đã cho phép làm lễ “xức dầu” nâng nhà thờ lên hàng Vương Cung Thánh Ðường (Basllique). Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine dẫn Hoàng tử Cảnh (con của Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam. Năm 1945, nền cai trị của Pháp ở Việt Nam sụp đổ, tượng này bị phá bỏ.

Năm 1959, tượng Ðức Mẹ tay nâng quả cầu tượng trưng trái đất, trên có thập tự giác được dựng lên trên nền đế cũ. Tượng cao 4,6m, nặng 5,8 tấn, bằng cẩm thạch trằng, là tác phẩm của một nghệ sĩ Ý.

Giữa hai gác chuông còn có chiếc đồng hồ hiệu R.A với 1 bộ máy nặng trên 1.000 kg, gắn trong khung sắt, chiều ngang 2m, cao 1m, đặt nằm trên bệ gạch; mặt kim đồng hồ hướng ra đường Catina (nay là đường đồng Khởi). Máy đồng hồ trông đơn giản, thô sơ nhưng chạy bền và đúng giờ, đổ chuông báo giờ rất chính xác. Ðồng hồ này chào đời từ 1877, đến nay đã được 120 tuổi.

Sau 3 năm xây dựng, nhà thờ khánh thành vào dịp lễ Phục sinh ngày 11.4.1880. Ðiều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt, thép, gạch, ngói đinh ốc, và cả 6 quả chuông đều được chở từ bên Pháp sang. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, vẫn còn hàng chữ 1877-1880 – J. Bourard (ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư). Từ đó, nhà thờ Sài Gòn có tên gọi là nhà thờ Nhà nước.

Sau năm 1962, Giáo hội Việt Nam đề nghị Tòa thánh Vatican, phong tước hiệu Vương Cung Thánh đường cho nhà thờ Sài Gòn. Ðề nghị ấy được chuẩn y. Từ đó Nhà thờ Sài Gòn mang tước hiệu Vương Cung Thánh Ðường.

Vào những lễ Phục sinh, Giáng sinh, lễ Chư thánh… 6 quả chuông của Nhà thờ Ðức Bà cùng đổ một lượt, âm thanh ngân vang trên 10 cây số đường chim bay. Tiếng ngân của 6 quả chuông hòa tạo ra thanh âm sắc lanh lảnh, nhưng êm dịu và rộn rã như tiếng reo vui của một đám đông từ xa vọng lại. Tiếng ngân đặc biệt của chuông Nhà thờ đức Bà không thể nào lẫn với chuông các nhà thờ khác.

Ngoài những danh hiệu giáo dân quen gọi là Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Nhà nước, Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn, nhà thờ này còn có thêm một danh hiệu nữa là Nhà thờ đức Bà. Vì vào năm 1959, Linh mục Joseph Phạm Văn Thiên, cai quản Giáo xứ Sài Gòn lúc bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt ở Roma tạc một tượng đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch qúi hiếm. Tượng cao 4m80, nặng trên 3.000 kg. Khi tượng từ Roma gửi sang Sài Gòn, Linh mục Joseph Phạm Văn Thiên làm Phép Thánh cho tượng và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Tự tay Linh mục viết câu kinh cầu nguyện “Xin đức mẹ cho Việt Nam được hòa bình” rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy, nhiều người vẫn còn ghi nhớ câu kinh cầu nguyện Hòa Bình của Linh mục Joseph Thiên cho đến ngày nay.

--------------------------------------------------------------------

Bến nhà Rồng

Bến nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng ở TP.Hồ Chí Minh và cũng là thương cảng lớn nằm bên sông Sài Gòn.

Bến nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng ở TP.Hồ Chí Minh và cũng là thương cảng lớn nằm bên sông Sài Gòn. Ở đó có tòa nhà to lớn, cao hai tầng do Công ty vận tải đường biển của Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863 dùng làm nơi bán vé tàu và nơi ở cho người quản lý.

Ðược khởi công xây dựng ngày 4-4-1863 do Công ty Vận tải đường biển của Pháp (Messageries Maritime) xây cất dùng làm nơi ở cho viên tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Trước đây từ mé sông Sài Gòn hoặc từ đường Trịnh Minh Thế (nay là đường Nguyễn Tất Thành) nhìn vào thì sẽ thấy hai chữ M.I (chữ viết của Công ty Vận tải Hoàng Gia Messageries Impériales), hiện giờ không còn nữa. Ðây là tên gọi của công ty vận tải đường biển, vì năm 1859 lúc Pháp đã chiếm thành Gia Ðịnh, nước Pháp còn theo chế độ quân chủ với Hoàng đế Napoléon III. Sau chiến tranh Pháp-Ðức 1870, nhà vua bị lật đổ, lập ra chế độ Cộng hòa, tức đệ tam cộng hòa, vì vậy Công ty Vận tải Hoàng Gia được đổi tên thành Công ty Vận tải đường biển để xóa bỏ di tích quân chủ.

Vì trên nóc tòa nhà này có gắn một đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, nên giới bình dân mới gọi tên là Bến Nhà Rồng. Còn những người lớn tuổi lại gọi là Sở ông Năm bởi tòa nhà này do quan Năm người Pháp Domergue đứng ra xây dựng. Ðến tháng 10 năm 1865, Nhà Rồng còn được gọi là Sở Canh tân tàu biển, sau khi ở đây có xây thêm cột cờ Thủ Ngữ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào dễ dàng. Ðến cuối năm 1899, công ty mới được phép xây cất bến tàu đàng hoàng để tàu cập bến. Bến được lót bằng ván dầy, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông. Bến này cách bến kia 18m. Bề ngang của mỗi bến vào phía trong bờ là 8m.

Tòa nhà được gắn hình rồng trên nóc, ở giữa chiếc phù điêu mang hình “đầu ngựa và chiếc mỏ neo” được thay thế cho trái châu. “Ðầu ngựa” nhắc lại giai đoạn xưa ở bên Pháp công ty này lãnh chuyên chở đường bộ với phương tiện là xe ngựa, còn “mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Với hình hai con rồng trên nóc nhà, giới bình dân gọi trụ sở của công ty là nhà Rồng. Người lớn tuổi còn gọi là Sở Ông Năm-do quan Năm Pháp Domergue đứng ra xây dựng. Ðến tháng 10-1865 tại Bến Nhà Rồng xây dựng thêm cột cờ Thủ Ngữ. Thủ Ngữ là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào cảng biết nên vào ngay hay phải chờ đợi. Năm 1893 Công ty Nhà Rồng dùng đèn điện, dùng bóng đèn 16 nến nhưng ánh sáng vẫn leo lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp bằng dầu lửa mà Tòa đô chính cho thắp thử ở đường Catinat (Ðồng khởi). Ðến gần cuối năm 1899 Công ty mới được phép xây cất bến cho tàu cập vào. Bến được lót bằng ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42m (phía tàu cập vào). Bến này cách bến kia 18m. Bề ngang của mỗi bến vào phía trong bờ là 8m. Từ bờ ra đến bến có cầu rộng 10m. Ban đầu chỉ xây dựng hai bến, mãi sau này mới xây dựng thêm bến thứ ba. Năm 1919 Công ty được phép xây bến cảng cement cốt sắt, nhưng không thực hiện được, mãi đến tháng 3-1930 mới hoàn tất được bến mới, chỉ có một bến nhưng chiều dài lên đến 430cm. Con đường sát bến cảng gọi là bến Khánh Hội. Bến này không được chắc chắn, đôi chỗ bị sụt lở. Năm 1900 bến Khánh Hội được khởi công tu bổ, nhưng công việc này kéo dài mãi đến năm 1912 mới hoàn thành.

Trụ sở Nhà Rồng là ngôi nhà xưa lâu đời nhất còn lưu lại của thực dân Pháp ở Ðông Dương. Lúc bấy giờ bến Nhà Rồng có một dãy cầu ván dày lót trên những chiếc cọc sắt. Chính từ hệ thống cầu này, năm 1911, người thanh niên yêu nước hai mươi mốt tuổi Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Từ đó bến Nhà Rồng chứng kiến nhiều sự kiện, biến cố lịch sử:

Ngày 1-1-1937, 20.000 đồng bào Sài Gòn mít tinh đón tiếp đại diện Pháp sang điều tra tình hình Ðông Dương trong thời kỳ Mặt trận Bình Dân lên nắm chính quyền ở Pháp.

Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945 quân và dân Việt Nam nhiều lần tiến công quân Pháp ở vùng Khánh Hội-Bến Nhà Rồng. Ðặc biệt đêm 15-10-1945 quân Việt Nam đã đốt cháy chiếc tàu Alee của Pháp vừa cập bến Nhà Rồng. Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng, nhiều lần bến cảng Nhà Rồng bị tê liệt vì những cuộc bãi công của công nhân cảng.

Những ngày đầu giải phóng thành phố Sài Gòn, chiều ngày 13-5-1975 nhân dân thành phố vui mừng đón tiếp chiếc tàu biển “Sông Hồng” trọng tải một vạn tấn, cập bến Nhà Rồng, chính thức nối lại con đường biển thông thương giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam.

Ngày nay, cơ sở bến Nhà Rồng thuộc số 1, đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP.Hồ Chí Minh. Nếu đứng ở bến Bạch Ðằng hay bến đò Thủ Thiêm nhìn sang bên kia sông Sài Gòn vẫn thấy nổi lên trên nên trời gần cầu Khánh Hội tòa nhà cổ kính, kiểu cách vừa Âu vừa Á, gần đó là những tàu biển mang cờ đủ quốc tịch đang neo đậu san sát.

Bến cảng nhà Rồng còn lưu lại cho dân tộc Việt Nam một kỷ niệm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sau khi rời trường Dục Thanh ở Phan Thiết, thầy giáo Nguyễn Tất Thành xin vào học trường bách nghệ chuyên đào tạo công nhân tại Sài Gòn. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, với cái tên anh Ba, thầy giáo Thành đóng tàu Admiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng làm chân phụ bếp để có điều kiện sang nước ngoài tìm đường cứu nước.

Tòa nhà này bây giờ vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ. Ngày 9.7.1979, UBND TP.Hồ Chí Minh quyết định giao khu vực Nhà Rồng cho Sở Văn hóa-Thông tin thành phố để xây dựng khu lưu niệm Bác Hồ. Cũng theo quyết định của Thành ủy và UBND thành phố tháng 10.1995, nhà lưu niệm được đổi thành bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc hệ thống chi nhánh bảo tàng về Người trên khắp mọi miền đất nước. Trên tổng diện tích quy hoạch 12.000m2, trừ diện tích xây dựng, còn lại tràn ngập màu xanh của đủ loại cây quý hiếm từ khắp nơi hội tụ về. Ðó là tấm lòng thành kính của đồng bào cả nước và khách nước ngoài kính dâng lên Người – Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Gần một phần tư thế kỷ qua ngót 400 gốc cây các loại quanh năm tươi xanh góp một phần làm trong sạch môi trường thành phố. Trong số này có chậu mai chiếu thủy trồng từ năm 1946, có cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mang từ ngoài Bắc vào, có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Ðộ trong lưu niệm trong chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 1946. Ngoài ra còn có 23 cây Hoàng nam do sứ quán Thái Lan mang tặng….

-------------------------------------------------------

Ai là người thiết kế Bưu điện Sài Gòn?

Nếu bạn ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Bưu điện Sài Gòn bởi kiến trúc đẹp và sang trọng của nó.

Cho đến ngày nay, bưu điện Sài Gòn vẫn còn được bảo quản tốt và giữ đúng chức năng bưu điện – một trong những nỗ lực đáng khen ngợi của chính quyền thành phố. Người thiết kế Bưu điện Sài Gòn là một người rất nổi tiếng – kiến trúc sư Gustave Eiffel, người đã tổ chức thiết kế tháp Eiffel, tượng nữ thần Tự do, cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Trường Tiền (Huế).

bưu điện sài gòn

Ngay sau khi đánh thành Gia Định, chiếm được vùng đất Sài Gòn, Pháp đã thiết lập hệ thống thông tin liên lạc. Ngày 11.11.1860, “Sở dây thép” Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ông Phạm Văn Trung là người Việt Nam đầu tiên làm giám đốc Bưu điện An Nam tại Sài Gòn. Ngày 13.1.1863, Sở dây thép Sài Gòn được chính thức khánh thành và phát hành “con cò” (người Sài Gòn xưa hay gọi con tem là con cò) đẩu tiên. Năm 1864, dân chúng Sài Gòn bắt đầu gởi thơ qua nhà “dây thép” (hệ thống bưu điện).

saigon post office

Năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được xây cất lại với qui mô hiện đại thay thế cho trụ sở và khu nhà ở cũ, tòa nhà bưu điện thành phố được xây dựng lại theo đề án của kiến trúc sư người Pháp là Vilơdic.. Đến năm 1891, trụ sở mới của Bưu điện Sài Gòn được chính thức khánh thành. Trước đó, đường dây thép Sài Gòn – Qui Nhơn – Đà Nẵng – Huế – Vinh – Hà Nội dài 2000 km đã được chính thức hoàn thành (vào ngày 22.3.1888). Năm 1889 mở thêm đường liên lạc điện báo Sài Gòn – Băng Cốc để phục vụ cho giới kinh doanh thương mại. Từ ngày 1.7.1894 Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại.

Ngày nay hệ thống bưu chính viễn thông trở nên quen thuộc với mọi người dân nhưng từ nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước hệ thống bưu điện vẫn còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn.

Kiến trúc bên trong toà nhà Bưu điện

Toà nhà Bưu điện Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố, có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu và châu Á quyện vào nhau. Tòa nhà tọa lạc bên hông Vương cung Thánh đường (Nhà thờ Ðức Bà) ở quảng trường Công Xã Paris. Nhà Bưu điện được xây dựng xong, trở thành một loại hình dịch vụ lạ và gây ấn tượng rất mạnh với dân chúng.

Vẻ đẹp độc đáo của toà nhà bưu điện thành phố càng được tôn lên vì trước mặt nó có một công trình lộng lẫy là Nhà thờ Đức Bà với tháp chuông cao vút. Từ đó đến nay, tòa nhà này luôn là trung tâm bưu điện của thành phố.

Tòa nhà nổi bật với sự bố cục cân đối của các hạng mục công trình mang tính thẩm mỹ cao. Các chi tiết cân đối, chia đều ra hai bên, đối xứng nhau qua một “trục” trung tâm. Mặt tiền có kết cấu hình khối, với vòm cung phía trên các cửa. Hệ thống cột, trụ chính, phụ, mái hiên đều có kết cấu hình khối vuông. Trên mỗi đầu trụ, cột được chạm khắc hoa văn, phù điều công phu, tỉ mỉ. Ở mặt tiền tòa nhà có hệ thống đường viền, đường chỉ là những chuỗi hoa văn chạy ngang, tạo nên vẻ đẹp, sự cân đối và làm cho tòa nhà có vẻ như không cao lắm.

Kiến trúc mái vòm rất độc đáo

kiến trúc mái vòm độc đáo

Bên trong tòa nhà là hệ thống vòm cung sát cửa chính và vòm cung dài bên trong. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía. Vòm cung dài được chịu lực bởi hai hàng trụ sắt hai bên. Các điểm tiếp nối giữa trụ và kèo sắt được thiết kế công phu, chạm khắc thành những chi tiết có hoa văn đẹp. Với hệ thống vòm cung này, tòa nhà trở nên cao, rộng rãi và thoáng mát, thích hợp với một nơi thường có nhiều người ra vào.

Với thiết kế độc đáo từ trong đến ngoài như vậy, tòa nhà Bưu điện Sài Gòn có thể xem là một công trình xây dựng có phong cách độc đáo về kiến trúc, màu sắc của Sài Gòn lúc bấy giờ. Trên vòm mái trong tiền sảnh của toà nhà có hai bản đồ lịch sử: “Saigon et ses environs 1892” và “Lignes télegraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936”.

Ngày nay, xung quanh tòa nhà chính còn có thêm một số công trình kiến trúc làm kho tàng, lắp đặt những máy móc, thiết bị bưu điện truyền tin hiện đại…

----------------------------------------------------

Source: http://www.wroughtiron.com.vn/sat-nghe-thuat/tin-tuc-sat-my-thuat-sat-my-nghe/cho-ben-thanh.html

Monday, February 14, 2011

Hue's history: how Thai friendship and hospitality helped create a Vietnamese royal treasure

How Thai friendship and hospitality helped create a Vietnamese royal treasure

Look at the map and you'll see that Bangkok and Hue, the former capital of Vietnam, aren't so far apart. But if you peep into history, you might find that the two cities were once even closer than the map suggests.


In 1785, just three years after King Rama I established Bangkok as the new Thai capital, Nguyen Anh, the dethroned feudal ruler of what is now southern Vietnam was given asylum in the Siamese royal court.

He was fleeing from his political enemies: the Trinh lords of Thang Long (known these days as Hanoi) that controlled the north, and the Tay Son revolution army which was a rising power threatening both Nguyen and the Trinhs.

Like the displaced princes and princesses of Cambodia who also took refuge in Bangkok at the time, Nguyen Anh, known by Thais as "Ong Chiang Sue", and his troops were kindly welcomed by King Rama I.

After spending two years in Siam, Nguyen Anh realised that the Thais were too busy with their wars with Burma to help him regain his power back home. He then saw the opportunity to resume the fight for his goal as the Tay Son army began their expansion to the Trinh-controlled areas in the north, thus leaving behind fewer troops in the south, his former stronghold.

Nguyen Anh returned to Gia Dinh (Saigon, or later Ho Chi Minh City) and sought help from a French missionary Pigneau de Behaine, who managed to gather for him modern firearms and other foreign aid as well as mercenaries and volunteers from France. And thanks to the knowledge in ship-building and naval warfare that these European men brought along, Nguyen Anh's armed forces became more organised and powerful enough to take on with the Tay Son, which by that time had become the dominant power.

PHOTOS: PONGPET MEKLOY


To make a long story short, over the next two decades, Nguyen Anh and his troops fought their way to victory and finally in 1802 gained control of the entire of Vietnam.

The triumphant Nguyen Anh proclaimed himself Emperor Gia Long. The new name is said to be a symbol of the country's unification _ the ''Gia'' from Gia Dinh (Saigon) in the south and the ''Long'' from Thang Long (Hanoi) in the north.

Unlike the previous Vietnamese imperial dynasties, Gia Long did not use Thang Long as the country's capital. Instead, in 1802 he chose Hue, which is located in the central part, as the political centre of his newly founded Nguyen Dynasty.

Not surprisingly, there was a good relationship between the courts of Vietnam and Siam during the times of Gia Long. However, things turned sour after his son Minh Mang took to the throne.

During Minh Mang's reign, which coincided with that of King Rama III , competition in asserting political influ ence over Cambodia resulted in a 14-year war between Siam and Vietnam. The expensive conflict ended in peace talks in which both sides agreed that Siam maintained the right to elect Cambodian kings and that Cambodia must send tribute to Vietnam every three years.

Under the Nguyen Dynasty, the city of Hue prospered both economically and culturally. Elaborate monuments popped up within the palace walls and outside along the Song Houng River (better known as Perfume River) which winds through the capital.

However, Vietnam later fell under the influence of France, one of the colonial powers in this part of the world. And as is already well known, the country has suffered many wars in recent times, both a civil war and with foreign forces, namely those of France, Japan and the United States of America.

During the notorious Vietnam War (1955-1975), Hue was the scene of one of the war's fiercest battles. Despite heavy damage, the remaining legacy of Nguyen Anh and the dynasty he established has been enough to earn the city's historical areas a place on Unesco's list of World Heritage sites.

These days, Hue welcomes thousands of tourists from around the world each year. The Thai hospitality, which gave Nguyen Anh a crucial timeout until he saw the chance to fight back and make all this happen, remains invisible to visitors to his imperial palace.

But now you know.


TRAVEL INFO

Too bad these days no airline offers flights between Bangkok and Danang, the closest city to Hue with a commercial airport. So, the most popular way to get to Hue now is by bus.

From Thailand, you can take a bus from Mukdahan to Savannakhet in Laos where you can hop on another international bus which will take you through the Lao Bao border checkpoint and all the way to Hue. The total distance of this land route is about 420 kilometres but because of the immigration procedures, you may have to set aside one full day for each leg of travel.

Since late last year, Nok Air has been mulling plans to offer a package that combines air and land transport from Bangkok to Hue.

While the final decision has not yet been announced, for those who wish to avoid a long ride from Bangkok to Mukdahan, the airline offers flights from Don Muang airport to Nakhon Phanom, Sakon Nakhon and Ubon Ratcha Thani, from where you can take a local bus to the border town.

During the notorious Battle of Hue in 1968, this flag tower and the rest of the fortified palace complex were the strategic locations that both sides, the American troops and the Vietnamese communist forces, fought hard to control.

Want to know what you would look like in a palace costume? Well, they are available for hire for tourists who want a memorable photographic souvenir.

Fashioned after the Imperial Palace in Beijing, China, this one of the Nguyen Dynasty, the last of its kind in Vietnam, has become a popular symbol of Hue. Seen here is the palace complex's main gate, the Ngo Mon, which is topped with a grand pavilion where in the past the emperor would be seated to preside over important events held at the open ground in front of the gate. It was at this palace, famously known as the Imperial City, that Bao Dai, the country's last emperor, abdicated and handed over the leadership to Ho Chi Minh and his Viet Minh national independence movement in 1945. A number of important buildings within the Imperial City, such as the Hall of Supreme Harmony and the royal library have been restored close to their former glory. Reconstruction of other destroyed structures is still going on.

Simple yet elegant, Vietnam's aodai is one of the most celebrated traditional costumes in this part of the world. Gracious ladies wearing the aodai is a highly popular subject for artists and there is virtually no art gallery in Hue or other Vietnamese cities that doesn't have one such painting on display. However, it's not every day that you'll be lucky enough to run into a real person on the street who looks as well-dressed as those depicted in the paintings.

While the Thien Mu temple dates back centuries before the advent of the Nguyen Dynasty, this iconic seven-storey, eightsided pagoda was built only in the mid-19th Century by the grandson of Emperor Gia Long. Apart from several monuments and artifacts at this Buddhist temple, you will also find the Austin car which in 1963 took the Buddhist monk Thich Quang Duc from this temple all the way to Saigon, where he burned himself to death on a busy street to protest against the oppression of Buddhists by South Vietnam's Ngo Dinh Diem administration. His extreme act of self-sacrifice was photographed, brought world attention to the issue and finally led to a coup that ousted the government. PHOTOS: PONGPET MEKLOY

Like other big cities in Vietnam, traffic on the streets of Hue is a nightmare for those who are not residents. Still, bicycles are available for rent and they are a great way to explore the city. You just have to learn to go with the flow. Act like you're part of a big school of fish and, despite the lack of traffic lights, you'll manage to get past all the intersections with relative but a bit thrilling ease.

For centuries, China had been the most important influence on Vietnamese culture. The prominent presence of the Qilin, a Chinese mystical creature which signifies serenity and prosperity, in the decorative design of the Hue's Imperial City is inevitable.

The best place to enjoy authentic Vietnamese food is found nowhere else but on the roadside. It's not hard to tell that this restaurant is one of the locals' favourites. Just across the street, there are two more similar eateries. But their businesses don't seem to be as good. Since a large number of Hue people are vegetarian, both full-time and part-time, you can order non-meat versions of several dishes at many restaurants.

The Dong Ba Market is the largest of its kind in Hue. Here you can find all kinds of goods, from fruits and vegetables to bicycle parts and traditional coneshaped hats. Prices are very good too, if you are blessed with bargaining skills. Motorcycle helmets, for example, can be as cheap as 70 baht. Thai money is generally accepted by most vendors.

The lavishly decorated tomb of Emperor Khai Dinh is the only one of its kind that features a mix of Western and Vietnamese styles of architecture. Father of Bao Dai, the last emperor, Khai Dinh was hated and ridiculed by Ho Chi Minh's supporters for his extravagant lifestyle and submissiveness to the French occupier. While Khai Dinh's time on the throne lasted nine years, it took 11 years to build his tomb.

The vast ground between the outer walls of the citadel and the moat that surrounds the Imperial City serves as a recreation area for the city's residents. As in Thailand, football is the most-played sport here.

The Golden Water Bridge connects the Ngo Mon Gate with the inner part of the Imperial City. The brightly coloured koi give a plausible and vivid explanation of how the bridge got its name.

These dragon boats serve as a convenient mode of transport for tourists visiting monuments located along the Perfume River. A night cruise is not that exciting, as there is not much to see in the dark, but passengers will be entertained with live traditional music.

------------------------------------------

Writer: Pongpet Mekloy - Published: 3/02/2011 at 12:00 AM

Source: http://www.bangkokpost.com/travel/intertrips/219643/hue-s-secret-history

Thursday, February 3, 2011

Ring vs. Micro USM & A List of Canon Lenses

The term "USM" stands for "UltraSonic Motor" - a type of auto-focus drive fitted to many Canon lenses. Although the term USM is quite well known, less well known is the fact that there are actually two completely different types of USM - one good and the other probably not worth worrying about.

The original and best USM, known as a "ring type USM", was introduced by Canon in the early 1990's. This type doesn't even look like a motor and instead appears to be nothing more than two large rings with a few wires poking out of them. One ring is connected to the focusing parts of the lens and the other to the barrel, and when one part is made to vibrate at ultrasonic frequencies (hence the name) this translates into rotational movement of the other. This type is fast, almost completely silent (except to dogs and bats!) and there is no need for a gear train or other noisy mechanicals. Ring USM also has another advantage - full-time manual focussing or FTM in which, once auto-focus has completed, the lens focus can be "touched up" using the manual focus ring without having to switch the lens from AF to MF. Canon uses ring type USMs on nearly all its mid-range and L-series lenses except for a few very early designs which were introduced before USM was invented.

Ring type USMs:

The other (and lesser) type USM is known as a "micro-USM". This is a form of USM motor that Canon designed for their less expensive lenses so they can bill them as "ultrasonic" - essentially for marketing purposes and to cash in on the reputation of the ring-USM. These little motors operate on the USM principle but still use a noisy mechanical gear train and so are really not much different or better than their cheaper DC motor alternative. They also (except for the 50/1.4 and 28-105/4-5.6) lack FTM focussing and have a fairly poor record reliability-wise.

Micro USMs:

How can you tell which type is fitted to which lens? Well, as you might expect Canon deliberately do not distinguish between ring and micro-USM in the name so you have to look up the specs for each individual lens. Here is a list of all the USM lenses Canon have produced so far and the type used. (Note that many of these lenses also come in non-USM versions which use AFD or Micro-motor drives - these are not listed below. Also, not all of these lenses are available in all markets.)

Prime lenses:

EF14mm f/2.8L USM : Ring
EF20mm f/2.8 USM : Ring
EF24mm f/1.4L USM : Ring
EF28mm f/1.8 USM : Ring
EF35mm f/1.4L USM : Ring
EF50mm f/1.0L USM : Ring
EF50mm f/1.2L USM : Ring
EF50mm f/1.4 USM : Micro (with FTM)
EF-S 60mm f/2.8 Macro USM : Ring
EF85mm f/1.2L USM : Ring
EF85mm f/1.2L II USM : Ring
EF85mm f/1.8 USM : Ring
EF100mm f/2 USM : Ring
EF100mm f/2.8 Macro USM : Ring
EF135mm f/2L USM : Ring
EF180mm f/3.5L Macro USM : Ring
EF200mm f/1.8L USM : Ring
EF200mm f/2.8L USM : Ring
EF200mm f/2.8L II USM : Ring
EF300mm f/2.8L USM : Ring
EF300mm f/2.8L IS USM : Ring
EF300mm f/4L USM : Ring
EF300mm f/4L IS USM : Ring
EF400mm f/2.8L USM : Ring
EF400mm f/2.8L II USM : Ring
EF400mm f/2.8L IS USM : Ring
EF400mm f/4 DO IS USM : Ring
EF400mm f/5.6L USM : Ring
EF500mm f/4L IS USM : Ring
EF500mm f/4.5L USM : Ring
EF600mm f/4L USM : Ring
EF600mm f/4L IS USM : Ring
EF1200mm f/5.6L USM : Ring

Zoom lenses:

EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM : Ring
EF16-35mm f/2.8L USM : Ring
EF17-35mm f/2.8L USM : Ring
EF17-40mm f/4L USM : Ring
EF-S 17-55mm f/2.8 IS USM : Ring
EF-S 17-85mm f/4-5.6 IS USM : Ring
EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 USM : Micro
EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 II USM : Micro
EF20-35mm f/3.5-4.5 USM : Ring
EF22-55mm f/4-5.6 USM : Micro
EF24-70mm f/2.8L USM : Ring
EF24-85mm f/3.5-4.5 USM : Ring
EF24-105mm f/4L IS USM : Ring
EF28-70mm f/2.8L USM : Ring
EF28-80mm f/2.8-4L USM : Ring
EF28-80mm f/3.5-5.6 USM : Ring
EF28-80mm f/3.5-5.6 II USM : Micro
EF28-80mm f/3.5-5.6 III USM : Micro
EF28-80mm f/3.5-5.6 IV USM : Micro
EF28-80mm f/3.5-5.6 V USM : Micro
EF28-90mm f/4-5.6 USM : Micro
EF28-90mm f/4-5.6 II USM : Micro
EF28-105mm f/3.5-4.5 USM : Ring
EF28-105mm f/3.5-4.5 II USM : Ring
EF28-105mm f/4-5.6 USM : Micro (with FTM)
EF28-135mm f/3.5-5.6 IS USM : Ring
EF28-200mm f/3.5-5.6 USM : Ring
EF28-300mm f/3.5-5.6L IS USM : Ring
EF35-80mm f/4-5.6 USM : Micro
EF35-105mm f/4.5-5.6 USM : Ring
EF35-135mm f/4-5.6 USM : Ring
EF35-350mm f/3.5-5.6L USM : Ring
EF55-200mm f/4.5-5.6 USM : Micro
EF55-200mm f/4.5-5.6 II USM : Micro
EF70-200mm f/2.8L USM : Ring
EF70-200mm f/2.8L IS USM : Ring
EF70-200mm f/4L USM : Ring
EF70-200mm f/4L IS USM : Ring
EF70-210mm f/3.5-4.5 USM : Ring
EF70-300mm f/4-5.6 IS USM : Micro
EF70-300mm f/4.5-5.6 DO IS USM : Ring
EF75-300mm f/4-5.6 USM : Micro
EF75-300mm f/4-5.6 IS USM : Micro
EF75-300mm f/4-5.6 II USM : Micro
EF75-300mm f/4-5.6 III USM : Micro
EF80-200mm f/4.5-5.6 USM : Micro
EF90-300mm f/4-5.6 USM : Micro
EF100-300mm f/4.5-5.6 USM : Ring
EF100-400mm f/4.5-5.6L IS USM : Ring

Finally, just because a lens has USM doesn't mean it has any better optical quality - it's just an AF mechanism emoticon - smile

Steve H
Source: http://forums.dpreview.com/forums/read.asp?forum=1029&message=20104254
-----------------------------------------------