Nhưng thực tế thì sao? Lịch sử đã chứng minh hoàn toàn ngược lại những tiên đoán của Marx. Sau khi Cộng Sản lan tràn nước Nga và khối Đông Âu, mô hình chính quyền mới dựng lên trở thành một mô hình cai trị chuyên chế. Giới đảng viên, công an đã dần dần chiếm lĩnh quyền hành trong xã hội, bóc lột và hưởng lợi một cách kín đáo nhờ tài tuyên truyền bịp bợm về công bằng, dân chủ, trong khi đó ngoài xã hội giai cấp công nhân, nông dân bị đói khổ và bị khai thác tàn tệ mà không được phép kêu than bởi vì mọi tổ chức xã hội do Đảng Cộng Sản độc quyền nắm giữ, mọi sinh hoạt xã hội do thành phần Công An canh chừng và theo dõi nghiêm ngặt. Giấc mơ và tiên đoán của Mác về giải phóng giai cấp công nhân tan tành bởi vì thực tế thì giai cấp công nhân vẫn tồn tại (điều tối quan trọng của học thuyết Mác là giải phóng cho giai cấp công nhân). Thực tế đã cho thấy giai cấp công nhân bị bóc lột vẫn không được giải phóng mà còn tồn tại đông đảo hơn trong xã hội Cộng Sản. Hơn nữa, có chăng, ngày trước họ làm việc cho các ông chủ tư bản thì bây giờ họ làm việc cho ông chủ nhà nước. Điều tệ hại là nếu ngày xưa họ có nhiều người chủ để chọn lựa, bây giờ thì chỉ còn một; nếu ngày xưa họ có thể lên tiếng đòi hỏi quyền lợi thì bây giờ, họ bị áp đặt và bị trừng trị thẳng tay; ngày xưa có sự cạnh tranh giữa các ông chủ tư bản để đưa ra các điều kiện tốt hơn cho công nhân, thì bây giờ ông chủ duy nhất này thỏa thê đặc quyền, đặc lợi. Giai cấp công nhân bây giờ phải làm việc hì hục, khai thác tài nguyên, và đóng thuế nặng cho tầng lớp đảng viên chia nhau hưởng thụ. Từ đó, một tầng lớp khác đã được thay thế còn hống hách và có nhiều quyền lực bóc lột hơn, mà hôm trước Dzu có nói là “tư bản đỏ”, hay tư bản đặc quyền. Trong khi xã hội tư bản kiểu cũ đã được biến đổi phù hợp để trở thành xã hội dân chủ, mọi người được hưởng tự do và cuộc sống sung túc phồn hoa thì ngược lại, xã hội cộng sản đích thực là một kiểu xã hội tư bản độc tài, bóc lột hà khắc hơn.
Marx cũng sai lầm rất nhiều về những tiên đoán biến đổi của lịch sử và xã hội. Theo Marx, các nước phát triễn kỹ nghệ và dân trí cao như Đức, Mỹ, Anh, Pháp … mới là nơi lý tưởng cho chủ nghĩa Cộng Sản bùng nổ. Thực tế đã chứng minh ngược lại, chủ nghĩa Cộng Sản đã không có cơ hội ở những nơi này mà nó được xuất nguồn từ các xứ bị Mác khinh rẻ như Nga, Trung Quốc, Đông Âu, Đông Dương (những nơi lạc hậu và người dân còn ngu tối).
Marx đặc hy vọng vào tình đoàn kết của giai cấp vô sản trên toàn thế giới để “tiêu diệt” tư bản, nhưng lịch sử lại một lần nữa chứng minh Mác sai. Giai cấp vô sản đã không đoàn kết mà còn thanh trừng lẫn nhau: chiến tranh giữa cộng sản Liên Xô và cộng sản Trung Quốc, chiến tranh giữa CS Việt Nam và CS Trung Quốc, Chiến tranh giữa CS Polpot (Khmer Đỏ) và CS Việt Nam … cũng như các cuộc xung đột giữa Liên Xô và các xứ cộng sản lân bang Albany, Nam Tư …
Về đạo lý, Marx còn cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ nhân dân, làm ngu dân” nên nhiều nhà xã hội học sau này cười nhạo Mác, cho Mác là một kẻ ngông, dám chà đạp lên nền đạo lý đã được chắc lọc hàng ngàn năm. Mác viết cuốn Duy Vật Biện Chứng (một cuốn sách mơ hồ, bị các nhà phê bình chê bai) để loại bỏ thuyết duy tâm. Mác cho các tôn giáo là ru ngủ mọi người, những gì mà Mác đả kích các tôn giáo thì sau này chính các đảng cộng sản tại các nước đã ru ngủ nhân dân bằng cách tuyên truyền đảng, biến đảng thành một thứ tôn giáo tối cao mà người dân trở thành những con chiên cuồng tín (tôn sùng chế độ), còn vị thánh của tôn giáo tối cao Cộng Sản không ai khác ngoài các lãnh tụ (Stallin, Mao Trạch Đông, Phildel Castro, Kim Châng Il, Hồ Chí Minh …) vân vân và vân vân ….
Những giấc mơ “đẹp đẽ” của Karl Marx về một thiên đường XHCN hoàn toàn tương phản với những gì mà lịch sử loài người đã phải cam chịu đối với chủ nghĩa này. Bất cứ nơi nào chủ nghĩa cộng sản đi qua là chiến tranh, giết chóc, chia rẽ dân tộc và hận thù triền miên. Mác có lẽ không ngờ rằng những kẻ “hậu bối” sau này lại áp dụng thuyết của ông một cách khủng khiếp đến vậy. Từ thời Lê Nin trở về sau, họ tuyên truyền Marxist hơn là một kiểu mẫu người mà Mác mong muốn, vì hầu hết điều là những nhà độc tài, bạo chúa chứ không phải là hình ảnh của một con người Cộng Sản. Sự tàn phá ghê ghớm nhất có lẽ là quốc tế Vô Sản Thứ 3, với chủ trương đấu tranh bạo lực đã gây nên cảnh giết chóc tang thương trên 100 triệu sinh mạng người ở chính các xứ sở Cộng Sản.
Chưa thấy cuộc cách mạng nào của Cộng Sản được coi là cách mạng nhung, tất cả điều cướp chính quyền bằng cơ hội, thủ đoạn và bạo lực. Vì thế, khi người ta nghe đến Cộng Sản là nghĩ ngay đến màu đỏ, là máu tanh. Cái giá thì rõ ràng quá khủng khiếp nhưng kết quả thì … chưa có dân tộc nào dính vào cộng sản được coi là hạnh phúc.
Marx viết ra những tư tưởng mà thực tế Mác đã dựa theo rất nhiều từ các nhà tư tưởng lớn trước đó như Adam Smith, Thomas Jefferson, David Ricardo, Benjamin Franklin, Georg Wilhelm Hegel … Có điều, tư tưởng của Marx đã thôi thúc bạo lực, gây nên đau khổ, hận thù, chết chóc hơn bất cứ một nhà tư tưởng nào khác. “Các Mác đích thực là lãnh tụ đại diện cho những kẻ không có gì trong công cuộc chống lại các kẻ có tài sản” như một ai đó đã nói. Karl Marx thôi thúc lòng tham vọng và ghen tuông về quyền lực, chủ trương phá bỏ nền đạo lý đương thời, bởi vì ông ta quá kiêu căng, nhiều ghen tức. Đại diện cho tầng lớp “không có gì để mất” và đấu tranh giai cấp bằng bạo lực, tạo một cơ sở cho giấc mơ của những kẻ cơ hội, chiếm đoạt.
Thế đó, Marxism và XHCN là như thế. Đó chỉ là những giấc mơ hoang đường tưởng chừng như đẹp đẽ nhưng cuối cùng chính dân tộc VN cũng phải gánh chịu bao tang thương suốt chiều dài từ khi có chủ nghĩa Cộng Sản du nhập vào.
Dzukaka
http://danlambao.wordpress.com/2010/11/09/d%C6%A1n-t%E1%BB%91-cao-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-c%C6%A1-quan-ca-c%E1%BB%A7a-ls-nguy%E1%BB%85n-th%E1%BB%8B-d%C6%B0%C6%A1ng-ha-v%E1%BB%A3-ts-cu-huy-ha-vu/
----------------------------------------------
No comments:
Post a Comment