Monday, April 8, 2013

Visa Du Học Mỹ

1: Visa du học Mỹ - Hồ sơ và các bước thực hiện

Các loại visa du học Mỹ

- Visa F1, hoặc M1 là visa dành cho du học sinh học các khóa học toàn thời và dài hạn. Để được cấp visa loại này, học sinh cần được cấp I-20- là thư mời học khóa học toàn thời từ trường- có thể là khóa tiếng Anh để chuẩn bị học lên phổ thông hay cao đẳng, đại học, hoặc thư mời học khóa học phổ thông, cao đẳng, đại học…

- Visa J1 là visa dành cho du học sinh theo các chương trình trao đổi, giao lưu, tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy, hoặc được làm việc với hình thức Au Pair và được phê chuẩn hoặc làm việc tạm thời. Để đươc cấp visa loại này, đối tác, trường học tại Mỹ cần cấp cho bạn mẫu DS-2019 – là thư mời/ xác nhận về việc bạn sẽ học/ làm tại đơn vị/ tổ chức của họ.

- Visa F2 hoặc M2 là visa dành cho vợ/ chồng/ con của học sinh mang visa F1 hoặc M1.

 Nhiều lựa chọn học tập. 

Các bước xin VISA du học Mỹ:
1: Xin I-20 hoặc DA2019
2: Đăng ký lịch phỏng vấn xin visa
3: Mua lệ phí phỏng vấn visa
4: Trả Service fee
5: Phỏng vấn visa

Cụ thể:

Bước 1: Xin I-20 họặc DS 2019. Bạn cần nộp các thứ giấy tờ theo yêu cầu của nhà trường hoặc đối tác, sau đó, trường hoặc đối tác sẽ cấp I-20 hoặc form DS2019- xác nhận rằng bạn đã được một học viện/ đơn vị được ủy quyền bởi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (U.S. Citizenship and Immigration Services – USCIS) chấp thuận ghi danh nhập học theo tiêu chuẩn không di dân (mẫu I-20 để xin thị thực F-1 hoặc mẫu DS-2019 để xin thị thực J-1). Bạn cần kiểm tra các thông tin các nhân, thông tin trường học, khóa học, ngày nhập học trên các form xem đã chính xác chưa, trước khi kí xác nhận đồng ý vào nơi cần kí của các form này.

Bước 2: Đăng kí lịch phỏng vấn. Bạn cần điền các forms, sau đó in ra và ký tên vào. Lưu ý kiểm tra thông tin sau khi điền để đảm bảo tính chính xác,:
-          DS-160, điền trực tuyến, trên trang mạng http://www.usembassy.gov, vào phần visa
-          DS-156 – Mẫu đơn xin thị thực không di dân, điền trên mang, trong website: http://travel.state.gov/visa/frvi/forms/forms_1342.html  
-          DS-158- thông tin liên lạc và quá trình làm việc của đương đơn không di dân, điền trên mạng, trên tran: http://travel.state.gov/visa/frvi/forms/forms_1342.html
-          DS-157 – Mẫu đơn xin thị thực không di dân dành cho nam sinh viên tuổi từ 16 đến 45.

Bước 3: Trả lệ phí phỏng vấn, trị giá 140usd- 160usd, thường mua tại City bank; lưu ý gộp hóa đơn đã mua lệ phí này trong hồ sơ xin visa.

Bước 4: Trả lệ phí xét visa, trị giá 200usd, trả qua mạng:  https://www.fmjfee.com/index.jhtml. Lưu ý in tờ xác nhận bạn đã trả phí này ra và gộp vào hồ sơ xin visa.Lệ phí này là dùng trong việc chi trả tổn phí hệ thống máy tính ghi thông tin khi bạn ở Hoa Kỳ (SEVIS).

Bước 5: Phỏng vấn xin visa, thường ngay tại ĐSQ Mỹ hoặc tại VP được chỉ định.

Lưu ý:
1.         Visa có thể được cấp 120 ngày trước ngày nhập học/ làm việc;
2.         Xin visa du học sớm để tránh cập rập hoặc đề phòng nếu trượt lần 1 thì có thời gian phỏng vấn lại. Khi ngày nhập học đã rất gần, bạn có thể liên hệ với VP visa để được xét ưu tiên về phỏng vấn.

2. Phỏng vấn visa du học Mỹ

Dưới đây là tổng hợp các thông tin và những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn xin visa du học.

1. Tư tưởng thoải mái:  Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức Mỹ, chịu trách nhiệm phỏng vấn visa, sẽ hỏi mình những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… bằng tiếng Việt (hầu hết các viên chức visa Mỹ đều thành thục tiếng Việt) hoăc tiếng Anh trong thời gian rất ngắn (3-5-10 phút).

Chắc chắn là họ không “ăn thịt” mình, không theo kiểu hỏi xoáy đáp xoay”…và cuối cùng là, thua keo này bày keo khác, du học nước khác... Khi xác định được như thế, bạn sẽ thoải mái về tư tưởng để “chiến đấu” một cách tự tin.

2. Đứng đắn chỉnh tề: Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn sẽ có rất ít thời gian để trao đổi với các viên chức phỏng vấn- là những người thường chỉ có một vài phút để tiến hành quá trình phỏng vấn bạn và đưa ra quyết định.

3. Cung cấp thông tin nhanh chóng và đầy đủ: Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh, hãy đề nghị được nói bằng tiếng Việt, hoặc dùng phiên dịch viên, để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, xúc tích, chính xác nhất.

Ảnh minh họa

4. Nắm rõ và trình bày tốt mục tiêu học tập cụ thể của bạn tại Mỹ. Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng. Các viên chức phòng thị thực muốn nghe những câu trả lời chân thành và cụ thể. Họ thường phản ứng không thuận lợi với những đương đơn trả lời mơ hồ, trả lời theo kiểu thuộc lòng, hoặc có những nhận xét cường điệu về sự vĩ đại và tuyệt vời của Mỹ.

5. Có định hướng rõ ràng về mục tiêu học tập chuyên môn cụ thể nào đó. Hãy chuẩn bị để giải thích lý do tại sao bạn chọn học trường này, ngành này tại Mỹ thay vì học tại Việt Nam. Hãy trình bày rõ học ngành này là học về những gì, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, thay vì học ở Việt Nam, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam…

6. Trình bày kế hoạch học tập tổng thể tại Mỹ và vì sao chọn kế hoach đó. Có thể bạn sang Mỹ học theo dạng package tiếng Anh+ cao đẳng/ đại học/ sau đại học; cũng có thể bạn sang Mỹ chỉ để học tiếng Anh…

Nếu bạn sang Mỹ để học tiếng Anh rồi học lên một chương trình chuyên môn nào đó, bạn cần giải thích toàn bộ chương trình học tập của bạn: bắt đầu từ khi nào, kết thúc khi nào, kết thúc chương trình học rồi thì thế nào, vì sao lại chọn Mỹ để học chứ không phải Việt Nam, Anh, Canada…dự định về chỗ ở tron khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Lưu ý rằng loại câu trả lời như: “Học tại Mỹ là tốt nhất”, “Mỹ là nước phát triển…” không phải là câu trả lời có giá trị cao, mà bạn cần cho biết các lý do vững chắc là tại sao học ở Mỹ lại tốt hơn.

7. Nếu bạn sẽ trở về nước để hoàn thành việc học tập ở đại học sau khi học tiếng Anh tại Hoa Kỳ, hãy mang theo bằng chứng của tình trạng sinh viên của bạn ở nước bạn: ví dụ: xác nhận đang là sinh viên/ học sinh/ công chức tại Việt Nam, xác nhận được tham gia học tại Mỹ trong một thời gian rồi sau đó trường học/ cơ quan sẽ nhận lại bạn, thư mời từ tổ chức, các nhân các giáo sư…về việc học tại Mỹ là có thời hạn và có điều kiện…

Học sinh, sinh viên trẻ thường không chắc chắn lắm về tương lai của mình, tuy nhiên, nếu bạn tỏ ra thiếu chắc chắn về kế hoạch học tập, ăn ở của bản thân tại Mỹ, thì trong đa số các trường hợp, viên chức thị thực có thể nghĩ rằng bạn muốn đến Mỹ vì lý do khác hơn là để học tập, vì vậy, bạn cần chuẩn bị thông tin tốt cho mình để trả lời.

8. Học lực của bạn dưới mức trung bình, bạn nên chuẩn bị để giải thích là sẽ làm gì để thành công tại Hoa Kỳ. Bạn có thể nêu lý do vì sao điểm học tập của bạn tại Việt Nam không cao (bị ốm, người thân qua đời, bị tai nạn, các lý do khác…), hoặc mặc dù điểm của bạn không cao nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường X nào đó, vì các lý do cụ thể nào đó… hoặc bạn nên có thư của hiệu trưởng hoặc giáo viên nhà trường cũ, hoặc thư từ trường bạn sắp sửa theo học tại Mỹ nhận xét rằng đề xuất về chương trình học tập ở Mỹ cho bạn là hợp lý và giải thích về triển vọng thành công trong học tập của bạn tại Mỹ.

9. Tài chính minh bạch và đầy đủ.  Hồ sơ xin visa du học đươc đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng và đủ mạnh để nuôi bạn du học và nuôi những người còn lại tại Việt Nam, thể hiện qua sổ tiết kiệm và thu nhập bình quân/ tháng hoăc năm. Người bảo trợ tài chính cho bạn có thể là cơ quan, tổ chức bạn đang làm việc, hoặc người thân trong gia đình. Những người bảo trợ tài chính này cần đưa ra các xác nhận việc làm- thu nhập của họ, các nguồn tài chính từ đâu ra, đã lâu năm chưa, qúa trình tích lũy… Khi các viên chức thị thực thấy có thông tin mâu thuẫn hoặc không hợp lý, họ sẽ không cấp thị thực.

10. “Ý định trở về”: Lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất việc học tại Mỹ, tức là không thỏa mãn được Điều khoản 214. b trong luật di trú Mỹ. Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ  ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại.

Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa một các đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, do đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn. Thật khó để nói với bạn một cách đầy đủ theo một format chung là phải thế này…thế này…vì mỗi hoàn cảnh học sinh là khác nhau, bạn và các chuyên viên tư vấn du học của bạn cần work out giải pháp chi tiết cho trường hợp cụ thể của bạn.

11. Nếu bạn bị từ chối thị thực, có một số điều bạn có thể làm để đảo ngược việc bác hồ sơ. Bạn có thể khiếu nại về quyết định này. Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ cần cung cấp tài liệu bổ sung mà không được trình bày với đơn xin ban đầu. Fax hoặc e-mail do trường học của bạn tại Hoa Kỳ gửi cho Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán ở thành phố của bạn trong đó có thông tin chi tiết về trình độ và khả năng của bạn và yêu cầu xin xét lại, có thể hữu ích cho việc kháng kiện thành công.

Các bản fax cần gửi thẳng cho Chánh Phòng Thị thực tại Lãnh sự quán nơi bạn nộp đơn. Số fax và điện thoại có trên trang mạng Bộ Ngoại giao tại http://usembassy.state.gov.  Trong một số trường hợp, viên chức cấp thị thực có thể yêu cầu thêm thông tin chẳng hạn như là bằng chứng của việc làm, hoặc quyền sở hữu nhà hoặc cơ sở kinh doanh. Bạn phải đáp ứng các thông tin yêu cầu này.

12. Cuối cùng: một công ty tư vấn du học tốt và có kinh nghiệm hoàn toàn có thể giúp bạn chuẩn bị những thông tin trên một cách hiệu quả. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của bạn về học tập, tài chính…, các tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từ lời ăn, tiếng nói, đi đứng, cách trả lời, rà soát hồ sơ…

**Sources: 
http://duhoc.dantri.com.vn/cam-nang-hoi-dap/phong-van-visa-du-hoc-my-lam-sao-de-thanh-cong-715557.htm
www.educationusa.state.gov 

Sunday, April 7, 2013

Water Puppets

On a warm evening in Hanoi’s Thanh Long Theatre, the best way to cool off and be entertained is watch a few wooden characters tell a story while floating in a shallow pool. In a few minutes time, a performance will breathe new life into legends and folklore dating back from the Lý Dynasty which ruled Vietnam between 1009 and 1225. The tales are about life in northern Vietnam’s rural landscape. For me, it will be a new method of learning history.
Originally, water puppet shows were strictly for hamlet dwellers, celebrating the arrival of spring or a major festival (Contreras, 1995, 25). These days, performances are for the benefit of visitors wishing to expand their cultural appetites, and I am waiting patiently for my serving.
The puppets will undoubtedly be the main attraction, but who is pulling the strings? The real geniuses are hiding their identities behind bamboo blinds disguised as backdrops of well-known landmarks such as the Truong Tien Bridge in the city of Hue. The men and women responsible for the puppets’ flawless movements of puppets will have their moment to bask in glory, but now it is time for the stars to take to the stage. Little is known about their techniques, but the mystique associated with the Vietnamese art of water puppetry only adds to the anticipation of a memorable night ahead.
Water puppetsAs a non-Vietnamese language speaker and with nobody to translate for me, I rely on my observation of the puppets’ antics rather than the dialogue. The audience is introduced to Teu, a jolly-looking man in a red gown who will narrate the evening’s proceedings. This is a guided tour about peasant life in the rainy season near the Perfume River. Men toil the fields with their buffaloes and women plant rice. There is a high expectation of a good crop yield. Unfortunately, the peace is disrupted when a duck goes missing, causing uneasiness in the village. As villagers become more suspicious of each other, a struggle develops between landlords and farmers. It takes the arrival of the dragon, signaling the commencement of Tet, or Vietnamese New Year, to ward off evil spirits which nearly engulfed the village. The arrival of three other mythical creatures, the unicorn, phoenix and tortoise, represent qualities required for village dwellers to preserve prosperity and good health. The story is as informative as it is heartwarming.
It is hard for me to pick a favorite moment, but my thoughts turn to one scene which emphasize the true purpose of water puppetry; satire. It involves an intriguing battle between a farmer and a fish. The farmer stands in the river, basket poised, ready to land a lethal blow, but his foe averts the enemy on several occasions. So daring is the fish, he taunts the farmer by swimming around him and underneath the boat which the farmer used for transportation. With one last desperate lunge, the farmer slams the bamboo basket too close to the boat, mistiming his attack and hitting the head of his fellow fisherman who is sitting in the boat, earning the audience’s laughter. While the farmer is ashamed of his inability to hunt food, it is the background score that gives the scene a feel of slapstick comedy.
Hanoi Water Puppet Theater MusiciansThe use of Cheo, a style of folk music performed with a small orchestra, is crucial in providing dramatic effects to keep the audience’s attention. Comprising of woodwind and percussion instruments, the musicians rarely look at the audience, instead channeling all their energy in crafting each note in conjunction with the movements taking place on the water. Their contributions power the show through to the finale, one which pays homage to the reluctant heroes of the night – the puppeteers, who emerge from anonymity to reveal themselves to the public.
When the curtain is raised, the puppet masters smile nervously and bow to the spectators, who in turn reciprocate their appreciation by showering the puppeteers with applause. These silent stars have played an important part in reinvigorating history, a task that modern cinema or even a western-style theatrical adaptation may not have been capable of accomplishing. In the sink-or-swim environment of live entertainment, each of these humble individuals have passed the test of making a lasting impression on how to portray history and legend in a manner certain to leave a lasting impression in my mind.
My final act for the night is to spend a few minutes at Hoam Kiem Lake, reflecting on what I have taken away; the deft handwork of puppet operators, an introduction to traditional music, and a fresh approach to reinforcing how much farmers dedicate their lives to treating the earth and water like their own children. This is a gift passed down through the ages, one which feeds my desire for a more thorough investigation into a mysterious yet elaborate art.
Alas poor Teu, I knew him well, for he was a great host, even if he had a wooden exterior. But he certainly did not have a wooden heart when it came to sharing a passion for storytelling.

By David Calleja  - June 14, 2012

*Bibliography
Contreras, G. (1995), “Teaching About Vietnamese Culture: Water Puppetry as the Soul of the Rice Fields”, The Social Studies, Volume 86, Number 1. Pg. 25.

**Source: http://www.foreignpolicyjournal.com/2012/06/14/a-night-at-the-theatre-with-vietnams-water-puppets/