Sunday, October 17, 2010
Thursday, October 7, 2010
Hệ thống trường học ở Mỹ
Một trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ. Ảnh: olympic.edu. |
Về cơ bản chương trình đào tạo của các trường này không khác các trường phổ thông khác, học sinh tốt nghiệp không phải bắt buộc theo đạo hay theo quân sự, ngoài ra môi trường học tập ở 2 loại trường này sẽ kỷ luật và an toàn hơn các trường bình thường khác.
Trường quân sự (Military School) không yêu cầu học sinh phải theo học quân sự sau khi tốt nghiệp, và trong chương trình dạy học hầu hết không có các môn nặng về quân sự. Phụ huynh và học sinh nên hỏi kỹ trung tâm tư vấn để biết các môn học cụ thể. Hiện tại Sunrise Vietnam làm việc với các trường trung học như Valley Forge Military Academy (Pennsylvania) hay Fork Union Military Academy(Virginia), đều là những trường nội trú tốt, trường áp dụng “military culture”, tức duy trì sự kỷ luật và ngăn nắp, giúp học sinh hoàn thiện các phẩm chất tốt và trưởng thành hơn, chương trình học không hề khác các trường phổ thông khác.
Đại học Standford, California, Mỹ. Ảnh: apolloalliance.org. |
2. Các trường thuộc hệ thống California State University (CSU).
3. Các trường thuộc hệ thống University of California (UC).
4. Các trường đại học độc lập của tư nhân.
- Học lấy bằng cao đẳng chuyên môn (Associate Degrees).
- Học hai năm cao đẳng để đạt điều kiện chuyển lên đại học học tiếp hai năm lấy bằng cử nhân.
- Học một vài lớp theo nhu cầu, không theo đuổi bằng cấp. Ví dụ như học lớp kế toán, hay lớp Anh ngữ.
http://www.community-college.org/california_community_college.html
http://www.californiacolleges.edu/Select/CompareView/default.asp
http://www.cccco.edu/Portals/4/Find/cccco_map_web.pdf
Pomona College là lựa chọn rất đáng quan tâm cho những sinh viên muốn theo đuổi các ngành khoa học xã hội. Pomona College được xếp hạng 7 trong các trường khoa học xã hội theo US News.
CSU: 7.000 - 7.500 USD.
UC: 13.500 - 15.000 USD.
ĐH tư thục: 24.500 - 25.000 USD.
UC Berkeley là đại học lâu đời & nổi tiếng nhất trong hệ thống UC. Trường trực tiếp quản lý 1 phòng thí nghiệm quốc gia là Lawrence Berkeley National Laboratory, tham gia điều hành 2 phòng thí nghiệm cấp quốc gia khác là Lawrence Livermore National Laboratory & Los Alamos National Laboratory.
UC Berkeley là đại học công lập số một của hệ thống đại học công lập toàn liên bang Hoa Kỳ. Năm 2010, UC Berkeley được tạp chí US News & World Report xếp hạng 22 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
UC San Francisco chỉ đào tạo sau đại học trong lĩnh vực Health Sciences.
UC Los Angeles là đại học công lập số hai của hệ thống đại học công lập toàn liên bang Hoa Kỳ. Năm 2010, UC Los Angeles được tạp chí US News & World Report xếp hạng 25 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
Năm 2010, UC Santa Barbara được tạp chí US News & World Report xếp hạng 39 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
Năm 2010, UC Riverside được tạp chí US News & World Report xếp hạng 94 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
Năm 2010, UC Davis được tạp chí US News & World Report xếp hạng 39 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
Năm 2010, UC San Diego được tạp chí US News & World Report xếp hạng 35 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
Năm 2010, UC Irvine được tạp chí US News & World Report xếp hạng 41 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
Năm 2010, UC Santa Cruz được tạp chí US News & World Report xếp hạng 72 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
Do mới hoạt động có 5 năm, UC Merced chưa được tạp chí US News & World Report xếp hạng.
* Khoảng 10.000 USD/năm đến 12.000 USD/năm cho sinh viên Mỹ có cha mẹ sống tại bang California (in-state students).
* Khoảng 33.000 USD/năm đến 35.000 USD/năm cho sinh viên Mỹ có cha mẹ không sống tại bang California (out-of-state students).
Đương nhiên, các trường thuộc hệ thống đại học công lập cấp tiểu bang CSU không nổi tiếng bằng các trường thuộc hệ thống đại học công lập cấp liên bang UC. US News & World Report xếp các trường thuộc hệ thống đại học công lập cấp tiểu bang CSU vào nhóm 2 (tier 2) trong hệ thống đại học công lập & tư thục toàn nước Mỹ.
Stanford University là đại học tư thục nổi tiếng nhất bang California và thuộc nhóm 10 đại học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ. Không chỉ nổi tiếng trong phạm vi nước Mỹ, Stanford University còn được đánh giá rất cao trên thế giới bởi các tổ chức xếp hạng đại học toàn cầu như QS (Anh), Times Higher Education (Anh, phối hợp với Reuters) & đại học Shanghai Jiaotong (Trung Quốc).
Năm 2010, Stanford University được tạp chí US News & World Report xếp hạng 5 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục), xếp sau các đại học tư thục lừng danh toàn cầu như Harvard University (hạng 1), Princeton University (hạng 2), Yale University (hạng 3), Columbia University (hạng 4).
Học phí đại học (tuition & fees) của Stanford University năm 2009 khoảng 39.200 USD/năm.
Tuy quy mô nhỏ nhưng Caltech rất nổi tiếng về phương diện đào tạo công nghệ & kỹ thuật.
Năm 2010, Caltech được tạp chí US News & World Report xếp hạng 7 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục), đồng hạng với đại học lừng danh MIT (Massachusetts Institute of Technology).
Học phí đại học (tuition & fees) của Caltech năm 2009 khoảng 36.300 USD/năm.
Năm 2010, University of Southern California được tạp chí US News & World Report xếp hạng 23 toàn liên bang (cả đại học công lập & tư thục).
Học phí đại học (tuition & fees) của USC năm 2009 khoảng 41.000 USD/năm.
HUY LEVIN
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2010/10/3BA2124B/
http://duhoc.dantri.com.vn/cam-nang-hoi-dap/truong-dong-hay-truong-quan-su-co-gi-dac-biet-715998.htm
Wednesday, October 6, 2010
Khôn hay Dại?
Người Việt có thông minh không?
Người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động ngay trực tiếp tới người khác đã làm nổi bật cái gọi là "thông minh" của người Việt.
LTS: Người Việt có thông minh không? Đây là tiêu đề bài viết của cộng tác viên Minh Dũng gửi đến cho Tuần Việt Nam. Nhận thấy đây là chủ đề thú vị, tôn trọng tính thông tin đa chiều, và để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết, và mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của quý bạn đọc về chủ đề này.
Xưa nay, người ta thường dùng khái niệm "văn hóa tiểu nông" để chỉ thứ văn hóa sản sinh bởi một xã hội sản xuất nông nghiệp, mạnh mún, mang tính tự cung tự cấp, ít tính liên kết và sản xuất chuyên sâu với trình độ phân công lao động thấp. Sản phầm của nền sản xuất tiểu nông ít được thị trường hóa. Văn hóa tiểu nông khiến con người luôn ở thế thủ, chỉ lo cho lợi ích bản thân và trước mắt, ít dám nghĩ chuyện lâu dài, và cũng ít có khả năng nghĩ chuyện lâu dài. Nền sản xuất tiểu nông luôn lặp lại và duy trì những quy trình có sẵn đã hạn chế tư duy tìm tòi khám phá của con người.
Thông minh hay tinh ranh tiểu tiết?
"Sự thông minh" của người Việt Nam tưởng chừng chẳng có liên quan gì tới thứ văn hóa tiểu nông. Văn hóa tiểu nông tưởng như vô hại đối với tính thông minh hay không thông minh của người Việt. Nhưng ở đây, bằng những nghiên cứu phân tích xã hội học, người ta đã lột tả rất rõ sợi dây liên kết này.
Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về sự thông minh của người Việt. Và có nhiều ý kiến đánh giá rằng: Người Việt thông minh với nghĩa so sánh tương đối với các chủng tộc trên thế giới.
Chúng ta luôn thừa nhận câu cửa miệng "người Việt thông minh". Nhưng dường như chưa mấy ai đặt phạm trù thông minh của người Việt trong bối cảnh nền văn hóa, tâm lý và tập quán của cộng đồng xã hội người Việt, nên nhận diện về "sự thông minh ấy" còn phiến diện và không mang tính thuyết phục. Người Việt thông minh là vậy, thế tại sao ít có viễn kiến, ít có phát minh sáng chế, ít có nhà tư tưởng mang tầm cỡ nhân loại... Tại sao và tại sao?
Người Việt có thông minh không? Khách quan mà nói, giống người Việt không đến nỗi ngu độn (!). Có rất nhiều học sinh Việt Nam rất giỏi tại các trường danh tiếng thế giới. Những cuộc thi quốc tế về toán, lý hóa... thường đoạt giải cao. Nhưng để kết luận là thông minh (thông minh hơn so với các chủng tộc khác) thì phải so sánh. Hãy so sánh trí thông minh của người Việt với người Nhật, người Hàn, người Trung Quốc, người Ấn Độ, người Trung Đông, người Do Thái, người châu Âu, số người chiếm tới 80% dân số thế giới.
Nếu nói "người Việt thông minh" có nghĩa trí tuệ người Việt là thượng đỉnh trong số 80% dân số địa cầu. Không, chẳng đời nào lại như vậy! Các nhà bác học lớn, những nhà tư tưởng vĩ đại đóng góp cho văn minh loài người mà người Việt ta là nhóm người đang được hưởng thụ đại đa số cũng chỉ nằm trong những giống người kể trên. Làm phép so sánh như thế, ai cũng tin rằng người Việt chẳng thể hơn ai về trí tuệ trên trái đất này.
Vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề là nằm ở chỗ, người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động ngay trực tiếp tới người khác đã làm nổi bật cái gọi là "thông minh" của người Việt. Sự tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử cuộc sống cũng là căn nguyên chính tạo nên những thói hư tật xấu như thói hay ganh ghét, đố kỵ, trở thành một trong những đặc trưng tính cách của người Việt "một anh làm thì tốt, ba anh cùng làm thì hỏng việc".
Người Việt thông minh là vậy, thế tại sao ít có viễn kiến, ít có phát minh sáng chế, ít có nhà tư tưởng mang tầm cỡ nhân loại... |
Ví von khác: Người Việt rất giỏi về các môn "chọc gậy bánh xe", "qua cầu rút ván", "gắp lửa bỏ tay người", "ném đá giấu tay"... Tiểu xảo trong giao thiệp dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác một cách vừa bất ngờ, vừa gây kích thích, vừa thú vị và có cả nể sợ. Chỉ thế thôi, tính chất thông minh đã được gắn với người Việt.
Người Đức nghĩ ra Mercedes và sản sinh ra Karmarl tại sao không gắn tính thông minh vào? Người Trung Quốc có nhân vật Khổng Minh và viết ra Tây Du Ký hết thế hệ người Việt này đến thế hệ khác xem không chán, sao cũng không được gắn mác thông minh nhỉ? Vậy theo tôi, thật nực cười khi chúng ta tự nhận người Việt là thông minh.
Việc đánh giá người Việt thông minh hoàn toàn chỉ là sự đánh giá cửa miệng, thiếu cơ sở nghiêm túc. Đối với người nước ngoài nói về người Việt thì thường chỉ là lời khen "đãi môi". Còn ai, người Việt nào tin và tôn sùng điều đó thì đó là kẻ ảo tưởng trầm trọng. Chưa có một công trình hay sự thừa nhận khoa học nào về nhân chủng học khẳng định tính thông minh nổi bật của dòng giống Việt.
Trí thông minh người Việt - sản phẩm của "văn hóa tiểu nông"
Người Việt rất ít khi dùng trí tụệ dành cho việc đi sâu khám phá. Bản chất vấn đề là thứ mà người Việt ít hướng tới, biến nó trở thành xa xỉ phẩm. Nên người Việt chẳng có mấy lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, không có mấy nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước do người khác làm nền tảng. |
Những điều suy nghĩ chủ yếu của người Việt đối với cộng đồng thường không hướng vào lợi ích chung mà thường xuyên vận dụng để mưu cầu lợi ích riêng, để phù hợp với mục tiêu cá nhân, mang tính trước mắt. "Tính cộng đồng" mà nhiều người đánh giá là cao của người Việt thực chất là sự tri giác đối với xung quanh, một mặt để hạn chế sự khác biệt tức hạn chế sự phê phán, đánh giá của xã hội đối với bản thân (để đồng dạng).
Đồng thời người ta luôn tìm cách ứng xử để tạo vỏ bọc hình ảnh đẹp đẽ, giải tỏa thói sĩ diện huênh hoang cho chính mình. Cũng chính nó trở lại là thủ phạm của thói nhút nhát, tự ti khi cảm thấy mình yếu kém hơn xung quanh hoặc chưa chứng minh được mình hơn người.
Như vậy, trí tuệ của người Việt trở thành nô lệ của sự đánh giá, nó không hạn chế để phát triển lợi ích riêng có và rất hạn hẹp trong việc mở mang lợi ích chung. Người Việt chúng ta luôn tâm niệm với cái thiết thực nhất, trực tiếp nhất và là lợi ích trước mắt, những điều lớn lao, cao cả đối với cộng đồng là việc của người khác. Tâm lý "ôm rơm nặng bụng", "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" theo góc độ quan tâm tới vấn đề chung đã làm thiệt thòi cho lợi ích cộng đồng.
Trí thông minh người Việt- sản phẩm của "văn hóa tiểu nông". Ảnh minh họa |
Thiên hướng chú trọng sử dụng trí tuệ vào mặt này mà không tập trung vào mặt khác của đời sống xã hội không phải tự trí tuệ, mà được quyết định bởi nền văn hóa, thói quen, tâm lý của xã hội. Thứ văn hóa, tâm lý, thói quen tạo nên việc tập trung sử dụng trí tuệ vào một mặt nhất định của đời sống xã hội hay nói cách khác là thiên hướng sử dụng trí tuệ của người Việt như những điều đã phân tích ở trên chính là do "văn hóa tiểu nông". Đây là thứ văn hóa lạc hậu, sai lệch, trì trệ, là thứ di sản văn hóa bệnh dịch, khó có thể gột rửa được ngay nhưng cần có ý thức để gột rửa.
"Văn hóa tiểu nông" tạo nên một nếp sống bừa bãi, tùy tiện của người Việt (văn hóa sống, văn hóa ứng xử). Nhiễm "văn hóa tiểu nông", con người sẽ thiếu sự tôn trọng xung quanh (bao gồm tất tần tật từ người cho đến vật)- tất cả những thứ mà họ cảm thấy không liên quan trực tiếp tới mình. Vì vậy, nó là thủ phạm của sự thờ ơ với lợi ích cộng đồng, cũng là nguyên nhân của tính cách đố kỵ, tham lam, bè nhóm, thiển cận, cục bộ...
Vậy là ngoài việc tìm ra thủ phạm tạo ra cái mác "thông minh" háo danh của người Việt, ta cũng đã tìm ra một trong những thủ phạm cản trở sự thăng tiến của dân tộc Việt Nam nằm trong lĩnh vực văn hóa, đó là "văn hóa tiểu nông".
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-09-24-nguoi-viet-co-thong-minh-khong-
----------------------------------------------------------------------
Người Việt khôn hay dại?
Cái khôn ranh chỉ là bản năng sống rình mồi kiếm ăn của các loài thú. Chỉ có cái khôn của hiểu biết mới biến con người thành công trình sư cho số phận của mình.
Một cây đàn không làm nên dàn nhạc?
Người Việt có danh từ "Lương - tri", có nghĩa là: Con người ta chỉ có lương tâm - khi đi kèm tri thức. Từ "lương tri", theo gốc Latin là Conscience - cũng có nghĩa là ý thức. Nó được các triết gia từ cổ đại đến hiện đại bàn rốt ráo rằng, người ta chỉ có thể có lương tâm khi có ý thức và hiểu biết để phân biệt được cái hay - cái dở, cái tốt - cái xấu, cái phải - cái trái. Trình độ tri thức, khôn hay dại, vì thế vô cùng quan trọng, bởi vì nó chính là trình độ của lương tâm, cái sẽ xây nên tầm vóc của xã hội.
Người Việt có thông minh không, hay chỉ khôn lỏi thôi? Mới đây, chúng ta có Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải Field thế giới về toán học, vậy thì ai dám nói là người Việt không thông minh?
Thế nhưng, vài chuyên gia đã chứng minh về cái gọi là "tâm lý đại biểu". Nghĩa là, thay vì bàn về sự thành - bại căn cứ vào bản thân mình, họ thường viện dẫn bằng tâm lý đại biểu, để nâng mình lên, rằng ở có người này người khác, ở phố kia, làng nọ, hay nước khác chẳng kém ai.
Giáo sư Ngô Bảo Châu |
Đó sẽ là một niềm kiêu hãnh nguy hiểm, vì một bông hoa không làm nên vườn hoa, một người không làm nên dân tộc, và như nhạc sĩ thiên tài Shuman (1810-1853) nói: "Cái hay của âm nhạc nằm trong dàn nhạc". Nếu chúng ta chỉ cậy vào một cá nhân để tự hào, thì thay vì chúng ta có một dàn nhạc đại toàn tấu thì chúng ta chỉ có mỗi một cây đàn đang độc tấu.
Dân tộc 100 triệu người vẫn có thể là dân tộc... bé
Trước hết chúng ta hãy đưa ra một khung cảnh chung về một sự so sánh. Dân tộc Thụy Sĩ giờ đây có khoảng 5 triệu dân, cách đây gần 2 thế kỷ, lúc chỉ có khoảng vài chục vạn dân nhưng họ đã nổi tiếng về loại hình quốc hội mở ngoài trời, và có bộ não yêu sự chính xác đến mức tạo ra những chiếc đồng hồ nổi tiếng hoàn cầu.
Dân tộc Bồ Đào Nha, cách đây vài thế kỷ, cũng chỉ có khoảng vài chục vạn dân, vậy mà họ đã đóng những đoàn thuyền buồm lớn, chạy đua với Tây Ban Nha, sang tận châu Mỹ để tìm kiếm những thuộc địa mới.
Lần ngược lịch sử, các dân tộc Bắc Âu cũng vậy, vào lúc chỉ có một nhúm dân số, họ đã từng trở thành những kẻ khét tiếng chinh phục trên biển.
Còn nước Anh , cách nhiều thế kỷ, vào lúc dân số cũng lèo tèo một vài triệu, nhưng đã giong buồm đi chinh phục khắp thế giới với 1 khẩu hiệu ngạo nghễ rằng "Mặt trời không bao giờ lặn trên Vương quốc Anh".
Thụy Sĩ nổi tiếng là nước sản xuất đồng hồ hàng đầu thế giới |
Ở ngay cạnh nước Việt, có Campuchia, dân số bằng 1/ 10 nước ta, nhưng lại có công trình Angkor Wat, một quần thể kiến trúc kỳ vĩ và đồ sộ hàng đầu thế giới. Công trình này có lẽ được xây dựng vào lúc dân số của họ chỉ đếm tới hàng vạn. Còn Việt Nam thì sao?
Theo số liệu mới nhất, nước Việt Nam hiện đang đứng thứ 12 về dân số, như vậy là sắp lọt vào "top ten". Rõ ràng chúng ta không nhỏ, trái lại còn là một cường quốc về dân số. Nhưng phẩm chất dân số thì sao? Theo các đánh giá về tri thức, giáo dục, nhân bản, xã hội, pháp luật, hay kinh tế... chúng ta còn nằm ở mức rất thấp, gần sát đáy của nửa cuối các dân tộc trong các bảng xếp hạng.
Tại sao nước ta lớn vậy, mà nhìn chung vẫn thấy vô vàn các điều bất cập, nhếch nhác, nghèo hèn, lộn xộn? Tất cả điều đó chắc chắn là sản phẩm của bộ não, tức ý thức, tức trí khôn, chứ không phải sản phẩm của cơ thể - tức da thịt.
Tư tưởng bao giờ cũng dẫn đến hành động. Tư tưởng chưa trau dồi lớn, làm sao có hành động lớn? Đó rõ ràng là bằng chứng về việc chúng ta là nước đông dân mà không phải là nước lớn. Bởi vì người lớn, nước lớn thì phải có suy nghĩ lớn, những dự định lớn, những chương trình vĩ mô. Nhưng ngay từ trong tư tưởng chúng ta chưa lớn, nên không thể nào sản sinh cái lớn được. |
Tại sao dân số nước Việt ngót trăm triệu người vẫn là dân tộc bé? Chúng ta hãy tham khảo cái nhìn hết sức chính xác của lãnh tụ Tôn Trung Sơn, trong cuốn "Chủ nghĩa tam dân". Ông nói: "Trung Quốc là một nước hơn 400 triệu dân (thời đầu thế kỷ 20) nhưng mà như một bãi cát rời rạc, bởi vì ở Trung Quốc chỉ có gia tộc và tông tộc mà không có quốc tộc". Khi đó, quốc gia chỉ là thứ gia đình được trải rộng dài, kéo dài ra. Nó là một đơn vị gia đình phồng lên, với các "gia quy", chứ không phải là một quốc thể với hệ thống lập hiến của mình....
Không có trí tuệ thì mỗi người chỉ là em bé to xác, không thể nào trưởng thành. Thân xác là thứ càng lớn càng giật lùi, như Lão Tử ở Trung Quốc đã ví: Đứa bé mới đẻ nắm tay chặt đến mức ngay cả người lớn cũng không kéo ra được, nhưng càng lớn đứa bé càng già và yếu. Bản năng không bao giờ tiến bộ! Chỉ có lý trí và trí tuệ mới tiến bộ được.
Một con người không phát triển trí tuệ không lớn lên, một dân tộc không dựa trên trí tuệ thì mãi mãi còn bé nhỏ. Triết gia Hegel , ông tổ của môn biện chứng pháp đã xác định: "Những tư tưởng dẫn dắt thế giới". Một dân tộc không có những tư tưởng thì sẽ như những toa tầu không có đầu tầu.
Tư duy bé nên làm ăn cò con
Mà tư tưởng của người ta lớn lên như thế nào? Triết học phương Tây xác định rằng: Trí tuệ chỉ có mỗi một con đường thể hiện, đó là ngôn ngữ. Anh muốn khoe khéo khoe khôn ư? Muốn trình bày lý thuyết hay phát minh của mình ư? Anh phải có công trình được viết ra, đọc lên, hay công bố.
Người ta dứt khoát rằng: Cái gì không nói ra miệng được thì không phải là trí tuệ. Đừng ấp úng, gật gật, rồi bảo mình khôn hơn hay có nhiều công trình trong đầu hơn người khác. Làm gì có thứ nhạc sĩ không có bản nhạc! Họa sĩ không có tranh! Nhà chế tạo không có phát minh?!
Nhưng ngôn ngữ lớn lên bằng cái gì? Bằng cách cọ xát bằng đối thoại. Một cầu thủ không thể tiến bộ nếu không trải qua thi đấu! Ngôn ngữ cũng như trí tuệ của người ta cũng không thể tiến bộ nếu không được đối thoại. Trong Kinh Thánh có câu "Ở đâu không có bàn định thì không có mưu sâu". Đó là điều chắc chắn, vì tất cả những ban tham mưu trên đời hình thành là để người ta bàn định tìm kiếm những giải pháp tốt nhất.
Người Việt cũng xác định đẳng cấp cao nhất phải hướng đến công lý của ngôn ngữ như: "Khôn ngoan đến cửa quan mới biết". Nhưng trong đời sống, vì hám theo đuổi tính vụ lợi hơn chân lý, người Việt thường áp dụng: "Người khôn ăn nói nửa chừng/ Làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo".
Rồi người ta hướng đến sự khôn ranh: "Khôn ăn người, dại người ăn". Hoặc tìm cách nói nước đôi để bảo toàn lấy mình: "Làm trai cứ nước hai mà nói". Dẫn đến "quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật".
Tại sao người Việt lại có lối sống, lối thể hiện, cũng là tìm cách che giấu nước đôi như vậy? Đó là sự khiếp nhược vì sống quá lâu trong chế độ phong kiến. Sợ nói không đúng thì không phải đầu cũng phải tai, nên thà nói nước đôi để chuồn bề nào cũng tiện. Đó cũng là lối nói của mặc cảm "nô tài".
Dân tộc 100 triệu người vẫn có thể là dân tộc... bé |
Nói nước đôi thì có thể bảo toàn mình, nhưng không cách gì tiến bộ được, vì nói nước đôi là cách chưa nói gì.
Tư tưởng bao giờ cũng dẫn đến hành động. Tư tưởng chưa trau dồi lớn, làm sao có hành động lớn? Đó rõ ràng là bằng chứng về việc chúng ta là nước đông dân mà không phải là nước lớn. Bởi vì người lớn, nước lớn thì phải có suy nghĩ lớn, những dự định lớn, những chương trình vĩ mô. Nhưng ngay từ trong tư tưởng chúng ta chưa lớn, nên không thể nào sản sinh cái lớn được.
Nước chúng ta là tam nông: Nông thôn, nông nghiệp, nông dân. Vì tư duy bé nên chúng ta làm ăn cò con. Vì ít thực phẩm nên chúng ta thường ăn vặt, dẫn đến khôn vặt, rồi có cả gian vặt nữa. Từ đặc điểm tam nông, chúng ta còn mắc các chứng: Tiểu nông, tiểu trí, và tiểu xảo.
Có một mệnh đề là, nếu người Việt thông minh thì chắc hẳn chúng ta đã có tầm vóc của một quốc gia hùng cường, nhưng rõ ràng chúng ta còn đang yếu về rất nhiều mặt. Rõ ràng đa số chúng ta mới khôn vặt, khôn trốn việc, khôn láu cá ăn người, chứ không phải cái khôn ngoan di sơn đảo hải như người Việt mong muốn và ao ước "có cứng mới đứng đầu gió".
Trái lại đa số chúng ta chỉ muốn làm cỏ giả để tìm nơi khuất gió. Cái khôn ranh chỉ là bản năng sống rình mồi kiếm ăn của các loài thú. Chỉ có cái khôn của hiểu biết mới biến con người thành công trình sư cho số phận của mình.
http://tuanvietnam.net/2010-10-05-nguoi-viet-khon-hay-dai-
-----------------------------------------------------------------------------
Người Việt nhận thông minh, nhưng sao "lận đận"?
Người thông minh phải biết tìm ra con đường phát triển ngắn nhất và tối ưu nhất cho dân tộc mình, quê hương mình và gia đình mình. Người thông minh không nên chỉ trông chờ một lý tưởng từ trên trời rơi xuống.
Bất kỳ một dân tộc nào khi được hỏi là họ có thông minh thì câu trả lời luôn là "có", chẳng có ai thừa nhận mình dốt. Nhưng tại sao có quốc gia này lại hơn quốc gia kia? Có người thông minh làm nên nghiệp lớn, có kẻ chữ nghĩa đầy người nhưng suốt đời lận đận.
Nếu thông minh, tại sao, tại sao và tại sao...?
Viết bài này, tôi nhớ một bạn nước ngoài khi qua đường ở Hà Nội. Thấy dân ta chen lấn xô đẩy, xe máy mạnh ai nấy đi, chẳng có thứ tự, anh ta thốt lên: "Đây không phải là đất nước thông minh như tôi đã từng biết như thời chiến tranh". Nghe mà nhói lòng.
Thời tôi là sinh viên lười học nhưng thường mong ước, giá được như người Do Thái vì họ thông minh nhất thế giới. Rồi chúng tôi xếp hạng người Đức vừa thông minh vừa có kỷ luật.
Người Mỹ không thông minh nhưng khi một nhóm ngồi lại với nhau thì độ thông minh tăng lên gấp bội.
Việt Nam ta cũng giỏi giang, nhưng cứ hai người trở lên là thì tiềm năng trí tuệ giảm đi một nửa. Chả hiểu có đúng không?
Muốn nói gì thì nói, thực tế cho thấy, dân tộc Việt Nam không được như chúng ta thường tự nhận: "Thông minh, cần cù, chịu khó, có truyền thống hiếu học...", theo kiểu chúng ta không dốt nhưng cũng chẳng thông minh.
Nếu thông minh thì tại sao GDP bình quân mới đạt 1000$/người sau 35 năm hòa bình? Thử hỏi các quốc gia như Đức, Nhật, Ba Lan, Tiệp Khắc bị tàn phá thảm hại sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng sau 35 năm họ đã thành cường quốc kinh tế, thu nhập bình quân đạt trên 10.000$/người/năm.
Người thông minh phải biết tìm ra con đường phát triển ngắn nhất và tối ưu nhất cho dân tộc mình, quê hương mình và gia đình mình. Người thông minh không nên chờ đợi một lý tưởng từ trên trời rơi xuống.
Nếu dân tộc Việt thông minh thì tại sao sau 35 năm vẫn còn đâu đó những chia rẽ vì cuộc chiến, vết thương vẫn chưa lành hẳn, cho dù vài thế hệ đã được sinh ra và lớn lên.
Người Mỹ và người Nhật với chiến tranh đẫm máu, nhưng ngay sau chiến tranh đã biết bỏ qua quá khứ đau thương, biến kẻ thù thành đồng minh, hợp tác cùng phát triển. Người Đức và châu Âu cũng thế. Xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai là cách nghĩ của những người giầu trí tuệ.
Quốc gia thông minh đương nhiên lãnh đạo không thể kém. Nếu cách lựa chọn lãnh đạo được làm một cách thông minh thì sẽ tìm ra người thông minh biết dẫn dắt quốc gia.
Trong chuyến về quê mùa hè (7-2010), tôi có dịp đi một số miền đất quanh Hà Nội, nơi xa nhất cách thủ đô 160km. Đập vào mắt là đâu đâu cũng là nhà xây cao, trên có chóp, motive giống nhau đến kỳ lạ, dù miếng đất to hay nhỏ, dài hay ngắn, nhưng nhà xây trên miếng đất đó nhất thiết phải hình ống.
Người thông minh không thể bắt chước nhau một cách đơn điệu và cũng không thể lười suy nghĩ đến thế.
Người bạn bảo tôi, đó là tầm nhìn của người Việt, không có khả năng khai phá những miền đất lạ. Họ rất sợ đi xa, tìm nơi lạ như dân châu Âu. Dân ta tìm được miếng đất cắm dùi, xây được cái nhà yên ổn, dù hình ống, mặt tiền 3 mét, chiều sâu 10m, là quá lý tưởng cho một tổ ấm của 4-5 con người sống trong đó.
Những ngôi nhà ông na ná nhau mọc lên khắp nơi |
Kiến trúc đã thế thì giao thông cũng chả hơn gì. Dân tộc thông minh không thể là một dân tộc mà mạnh ai nấy chạy trên đường, vô kỷ luật, thấy đèn đỏ vẫn vượt, bóp còi vô tội vạ. Tắc đường lập tức leo lên vỉa hè, lấn cả sang làn trái, đi ngược chiều.
Dân tộc đầy trí tuệ không tràn lan cảnh xả rác ra đường, nhổ bậy, đái bậy, chửi thề, nói tục. Đến lễ hội không bẻ hoa, chà đạp lên cái đẹp. Họ phải là quốc gia giầu truyền thống văn hóa, biết tôn trọng những giá trị văn hóa, tinh thần đến mức như tín ngưỡng.
Nếu dân tộc Việt thông minh thì tại sao sau 35 năm vẫn còn đâu đó những chia rẽ vì cuộc chiến tranh, vết thương vẫn chưa lành hẳn, cho dù vài thế hệ đã được sinh ra và lớn lên. Người Mỹ và người Nhật với chiến tranh đẫm máu, nhưng ngay sau chiến tranh đã biết bỏ qua quá khứ đau thương, biến kẻ thù thành đồng minh, hợp tác cùng phát triển. Người Đức và châu Âu cũng thế. Xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai là cách nghĩ của những người giầu trí tuệ. Quốc gia thông minh đương nhiên lãnh đạo không thể kém. Nếu cách lựa chọn lãnh đạo được làm một cách thông minh thì sẽ tìm ra người thông minh biết dẫn dắt quốc gia. |
Trong lịch sử Việt Nam, có ông Nguyễn Hoàng vì sợ anh rể Trịnh Kiểm giết, được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân"; nghĩa là "Dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài". Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá, bắt đầu miền Nam của nước ta từ đó. Bản thân Nguyễn Hoàng không nghĩ ra chuyện khai phá.
Đường tơ lụa mở mang ra thế giới bên ngoài đã giúp cho Trung Hoa có nền văn minh rực rỡ. Những cuộc thập tự chinh của La Mã, Ai Cập, Ba Tư đã làm nên những nền văn minh vì họ biết vượt ra khỏi lũy tre làng.
Cách đây 500-600 năm, người Hà Lan, người Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha đã giương buồm đi khắp thế giới để thám hiểm những miền đất lạ, không sợ hiểm nguy. Mới hiểu tại sao lại có những đảo xa tít tắp ở giữa Thái Bình Dương lại thuộc một quốc gia ở châu Âu. Và tại sao người Âu lại đi trước người Á như hiện nay.
Dân tộc ta có trở thành thông minh?
Câu trả lời là có vì từng có nhiều nhân tài xuất hiện. GS Ngô Bảo Châu vừa nhận giải Fields là một ví dụ rất sống động.
Trong lịch sử Việt Nam, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những người thông minh nhất. Ông có khả năng tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau, được người Trung Hoa tặng "An Nam lý số hữu Trình Tuyền" và là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam.
Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình". Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê tồn tại vài thế kỷ.
Ngoài chuyện khuyên Nguyễn Hoàng như đã nói ở trên, nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa.
Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Vì Trạng Trình đã nói : "Lê tồn Trịnh tại".
Đó là sự tiên tri vượt qua không gian và thời gian mấy trăm năm.
Kể ra danh sách rất dài, nhưng đất nước ta vẫn...nghèo. Thông minh mà để nghèo thì chưa phải thông minh.
Người ta cho rằng, người miền Bắc (Việt Nam) uyên thâm, giỏi sách vở nhưng không thích thử thách. "Anh Bắc Kỳ" đủ tiền mua 3 tivi. Trước khi mua hỏi bạn bè chán chê, xem giá cả, soi catalog, mới quyết mua một chiếc. Sự uyên thâm rất cần cho hàng ngũ nghiên cứu, giảng dạy và lãnh đạo. Nhưng cẩn thận quá mức cần thiết đôi khi trở thành bất cập.
Người miền Trung chịu thương chịu khó vì miền đất khô cằn. Các cuộc cách mạng thường nổ ra ở đây vì ý chí vươn lên, muốn thay đổi số phận. Nhưng nghèo quá, chí không thể vượt đi xa. Đưa con thuyền ra biển lớn cần có cả tri thức, mạo hiểm. Duy ý chí thường làm hỏng mọi chuyện.
Dân tộc thông minh không thể là một dân tộc mà mạnh ai nấy chạy trên đường, vô kỷ luật. |
Người miền Nam sống trong thiên nhiên ưu đãi, thích mạo hiểm, ưa gì là làm luôn. Ra cửa hàng thấy có tivi đời mới, nếu thích, bê luôn một chiếc, dù trong nhà đã có tới 3 cái. Người mạo hiểm rất cần cho phát triển kinh tế, nhưng mạo hiểm và ăn chơi như công tử Bạc Liêu cũng đáng sợ. Và hệ lụy là cũng khó phát triển, khó mà giầu một cách "bền vững".
Một người Việt khó mà có tất cả những tố chất trên: Uyên thâm, cần cù, có ý chí vươn lên, ưa mạo hiểm. Ba "Nam" của ba miền ngồi lại với nhau đã làm cho độ thông minh của quốc gia này giảm đi...rất nhiều (?)
Không phải bỗng nhiên người xưa đã đúc kết "tam nam bất đồng hành" rồi "tam nam bất phú".
Theo bạn, chúng ta làm thế nào để Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu"?
http://tuanvietnam.net/2010-10-08-nguoi-viet-nhan-thong-minh-nhung-sao-lan-dan-
----------------------------------------------------------------